Việt Nam & Trung Hoa
    

Sơn Hà Nguy Biến

 Trần Gia Phụng

Vài nhận xét về Bản Hiệp Ước 30-12-1999 được công bố ngày 20-08-2002

Nhật báo Nhân Dân, Hà Nội, số ngày 20-8-2002, đă công bố một văn bản mà nhật báo nầy nói rằng đó là toàn văn bản Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, kư kết ngày 30-12-1999, tại Hà Nội, giữa bộ trưởng Ngoại giao Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) là Nguyễn Mạnh Cầm và bộ trưởng Ngoại giao Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) là Đường Gia Truyền (Tang Jianxuan) (gọi tắt hiệp ước nầy là Hiệp ước 1999). Hiệp ước nầy đă được quốc hội Bắc Kinh thông qua ngày 29-4-2000 và quốc hội Hà Nội thông qua 9-6-2000. Đặc biệt là khi thông qua hiệp ước biên giới nầy, chỉ một số ít lănh đạo cao cấp trong quốc hội Hà Nội mới đọc được nội dung hiệp ước, c̣n đại đa số dân biểu không biết ǵ cả, chỉ thông qua theo lệnh của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN).(1)

Như thế, từ khi nhà cầm quyền CSVN kư kết hiệp ước cho đến khi Quốc hội Hà Nội thông qua là nửa năm, và cho đến khi chính thức công bố cho dân chúng Việt Nam biết là 2 năm 8 tháng. Đó là chưa kể thời gian hai bên bắt đầu đàm phán. Nói cách khác, việc kư kết hiệp ước nầy được giữ bí mật hoàn toàn từ khi khởi sự đàm phán cho đến hơn hai năm sau ngày kư. Tiến tŕnh nầy hoàn toàn đi ngược lại với mọi sinh hoạt dân chủ b́nh thường.

Trong một nước dân chủ, khi chính quyền thương lượng với nước ngoài một vấn đề trọng đại như vấn đề biên giới, lănh thổ, mọi diễn tiến cuả cuộc thượng lượng đều được thông tin cho Quốc hội và toàn dân biết để theo dơi, góp ư, sửa đổi và nếu cần quyết định. Nhớ lại trong thời gian thương thuyết và kư kết hiệp định Genève năm 1954 và hiệp định Paris năm 1973, người Việt dưới chính thể Việt Nam Quốc Gia (thời Quốc trưởng Bảo Đại) và Việt Nam Cộng Ḥa (thời tổng thống Nguyễn Văn Thiệu) đều có thể theo dơi đầy đủ mọi chi tiết diễn tiến hội nghị được phổ biến công khai trên các phương tiện tuyền thông quốc nội cũng như quốc tế như báo chí, truyền thanh, truyền h́nh. Đất đai cuả tổ quốc là di sản chung do tổ tiên để lại trong suốt lịch sử dân tộc, chứ không phải cuả riêng một người hay một nhóm người, hay cuả một tổ chức cầm quyền trong một giai đoạn, mà có thể tự ư đem bán, đổi, hay nhượng. Đặc biệt hơn nữa, quốc hội là cơ quan dân cử, đại diện cho dân, mà khi biểu quyết, không nắm bắt được nội dung hiệp ước, hoặc nắm bắt nội dung hiệp ước mà không thông báo cho dân chúng là những người đă bầu ḿnh ra. Điểm nhận xét thứ nh́ là toàn văn Hiệp ước 1999 được công bố trên nhật báo Nhân Dân ngày 20-8-2002 mà không có bản đồ thực điạ đi kèm. Vậy làm thế nào để Quốc hội và dân chúng có thể theo dơi, kiểm chứng được? Nhà cầm quyền cộng sản hứa rằng sẽ công bố bản đồ một ngày khác, nhưng tại sao không công bố cùng một lần cho dân chúng dễ theo dơi? Phải chăng nhà cầm quyền Hà Nội làm như thế để đo lường dư luận và để kiếm cách ứng phó với dư luận theo từng giai đoạn?

Thứ ba, một câu hỏi cần được đặt ra là: đây có đúng là nguyên văn bản Hiệp ước 1999, hay v́ để làm thoa dịu dư luận quần chúng, nhà cầm quyền Hà Nội gọt sưả, thêm bớt, rồi công bố để lấp liếm theo mục đích chính trị giai đoạn cuả họ? Bản văn nầy được in trên báo Việt Nam, cho người Việt Nam đọc, nên nếu sưả đổi vài chữ, ư nghĩa có thể bị đảo ngược, nhưng bản văn trên báo nầy chẳng liên hệ ǵ đến nguyên bản hiệp ước kư kết giữa hai nước và nhất là việc thi hành trên thực tế giữa hai bên. Có lẽ cần phải đợi nguồn tin từ phiá CHNDTH mới có thể so sánh hư thực như thế nào.

Hơn một năm sau ngày kư kết Hiệp ước 1999, ông Đỗ Việt Sơn, một đảng viên kỳ cựu (hơn 50 tuổi đảng), nhờ những thông tin nội bộ, đă báo động việc nầy vào tháng 2-2001, nhưng rất hạn chế. Cho đến khi 20 cử tri, gồm nhiều nhân vật tên tuổi trong nước, gởi kháng thư ngày 18-1-2001 phản đối việc kư kết Hiệp ước 1999, dư luận mới bùng nổ mạnh mẽ. Trước t́nh h́nh đó, nhà cầm quyền cộng sản đă cử thứ trưởng Ngoại giao Lê Công Phụng nói quanh co để biện minh cho hành động cuả họ trong cuộc phỏng vấn do Công ty Phát Triển Phần Mầm (VASC-Orient) thực hiện ở Hà Nội ngày 28-1-2002. Dân chúng vẫn tiếp tục lên tiếng không ngừng chống lại Hiệp ước 1999.

Vả lại giấu măi cũng không được, thế nào cũng đến lúc phải thi hành bản hiệp ước, nên nhà cầm quyền Hà Nội đành phải công bố, nhưng cách công bố cuả họ làm cho mọi người nghi ngờ bản văn được công bố chưa hẳn đă đúng nguyên văn bản hiệp ước, mà họ có thể đă sửa đổi đôi chút để lừa bịp dư luận.

Câu hỏi nầy không phải là vô lư v́ mọi công dân Việt Nam đều biết rằng từ khi đảng CSVN được thành lập cho đến nay, v́ nhu cầu chính trị giai đoạn, đảng nầy đă lừa dối dư luận ở trong cũng như ở ngoài nước không biết bao nhiêu lần, bằng đủ mọi mánh khóe, về đủ mọi thứ chuyện, từ nhỏ đến lớn. Vài ví dụ: Năm 1946, Việt Minh giả vờ lập Chính phủ Liên Hiệp, rồi bắt giết tất cả những thành phần không thuộc phe Việt Minh cộng sản... Năm 1973, Bắc Việt kư kết hiệp ước chấm dứt chiến tranh, thành lập chính phủ ba thành phần, để cho Hoa Kỳ rút lui, rồi cưỡng chiếm miền Nam năm 1975, tiêu diệt tất cả các thành phần khác, kể cả Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam... Năm 1975, sau khi cưỡng chiếm miền Nam, nhà cầm quyền cộng sản kêu gọi sĩ quan công chức Việt Nam Cộng Ḥa đi học tập từ vài ngày đến khoảng một tuần lễ hay một tháng, rồi lùa tất cả vào giam không thời hạn trong các trại tập trung... Nhiều lần, các nhân vật cộng sản tuyên bố cam kết trên Phát thanh không đổi tiền, rồi hôm sau đổi tiền...

Do đó, trước tất cả những nguồn tin dù chính thức do đảng CSVN công bố, đều phải luôn luôn đặt ra câu hỏi mức độ xác tín cuả nguồn tin cộng sản.

Đi vào nội dung bản văn Hiệp ước 1999 do nhật báo Nhân Dân công bố ngày 20-8-2002, hiệp ước gồm có phần dẫn nhập và 8 điều, trong đó dài nhất là điều 2 ghi nhận những giới điểm từ tây sang đông tức từ biên giới Lào chạy ra tới biển, gồm 62 giới điểm. (Trong tất cả các hiệp ước quốc tế, điều 2 bao giờ cũng quan trọng hơn cả v́ điều 1 chỉ có tính cách tổng quát và dẫn vào vấn đề.)

Từ điều 3 đến điều 8 nêu ra các điểm thực hiện các việc: phân định biên giới tại vùng tiếp giáp ba nước Việt Nam, Trung Hoa và Lào (điều 3), phân chia vùng trời và ḷng đất theo đường biên giơi (điều 4), trung tuyến các ḍng sông (điều 5), sự thành lập các Uỷ ban Liên hợp phân giới và cắm mốc (điều 6), quy chế quản lư biên giới (điều 7), việc phê chuẩn và trao đổi hiệp ước (điều 8).

Trước hết, xin nêu ra lời dẫn nhập và điều 1 nguyên văn như sau:

“Nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa (dưới đây gọi là hai Bên kư kết”);

Nhằm giữ ǵn và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc;

Với ḷng mong muốn xây dựng đường biên giới ḥa b́nh, ổn định và bền vững măi măi giữa hai nước;

Trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ cuả nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ cuả nhau, b́nh đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại ḥa b́nh;

Trên tinh thần thông cảm, nhân nhượng lẫn nhau và hiệp thương hữu nghị;

Đă quyết định kư kết hiệp ước nầy và thoả thuận các điều khoản sau:

Điều I. Hai Bên kư kết lấy các Công ước lịch sử về biên giới hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc làm cơ sở, căn cứ vào các nguyên tắc luật pháp quốc tế được công nhận cũng như các thỏa thuận đạt được trong quá tŕnh đàm phán về vấn đề biên giới Việt Trung, đă giải quyết một cách công bằng, hợp lư vấn đề biên giới vá xác định lại đường biên giới trên đất liền giữa hai nước.”

Phải ghi lại nguyên văn lời dẫn nhập và điều 1 để thấy rơ những mâu thuẫn trong ngôn ngữ bản hiệp ước. Nếu hai bên cùng theo đúng tinh thần như phần dẫn nhập đă viết “giữ ǵn và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước và nhân dân hai nước... tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ cuả nhau...” và nếu hai bên cùng đồng ư như đă ghi trong điều 1 là “... lấy các Công ước lịch sử về biên giới hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc làm cơ sở... “, th́ tại sao không có những cuộc đàm phán để xác định lại giá trị các công ước đă từng làm căn bản phân định biên giới giữa hai nước trong hơn một thế kỷ? Nếu có những ngộ nhận, hiểu sai, và ngay cả vi phạm các công ước trên, th́ chỉ cần làm sáng tỏ lại những điều khoản cuả các công ước, xác chứng tại chỗ đường biên giới, rồi tái gia hạn công ước cũ, hay thậm chí kư lại công ước mới dựa theo công ước cũ, chứ cần ǵ phải băi bỏ toàn bộ công ước cũ, rồi lại kư một hiệp ước hoàn toàn mới, trong đó đường biên giới được vẽ ngược lại với công ước cũ?

Các công ước lịch sử nói trên đă được thứ trưởng Ngoại giao Lê Công Phụng nói đến trong cuộc phỏng vấn do Công ty Phát Triển Phần Mầm (VASC-Orient) thực hiện ở Hà Nội ngày 28-1-2002. Đó là Công ước phân định biên giới Hoa Việt kư tại Bắc Kinh (Pékin) ngày 26-6-1887, giữa Ernest Constans (đại diện Pháp) và hoàng thân K’ing (đại diện Trung Hoa); và Công ước bổ túc Công ước phân định biên giới Hoa Việt [tức công ước ngày 26-6-1887], giữa Auguste Gérard (đại diện Pháp) và hoàng thân K’ing (đại diện Trung Hoa) ngày 25-6-1895 tại Bắc Kinh, ấn định cụ thể hơn một số điểm về biên giới giữa Vân Nam (Trung Hoa) và Tây bắc Bắc Việt. Cần chú ư là lúc đó, Pháp và Trung Hoa thượng lượng hơn 10 năm mới đi đến thoả ước cuối cùng năm 1895. Hơn nữa, khi thượng lượng về biên giới, Việt Nam chỉ là một nước do Pháp bảo hộ, nên các đại diện cuả Pháp đă sử dụng lănh thổ Việt Nam như một phương tiện để đổi chác những quyền lợi ngoại giao khác cuả Pháp ở Trung Hoa và Đông Á. Sau đó, khi thực hiện sự phân định biên giới theo các công ước đă kư kết, những đại diện cuả Pháp trong Uỷ ban phân định biên giới cũng đă nhượng bộ cho phái bộ Trung Hoa rất nhiều trên thực điạ tại chỗ, cho chóng được việc, v́ thật sự cũng chẳng phải là đất đai ǵ cuả tổ quốc họ, mà người Pháp phải tranh đấu đ̣i hỏi. Do đó, Việt Nam đă thiệt tḥi khá nhiều trong các công ước đó rồi.(2)

Trong 100 năm qua kể từ các công ước Pháp Thanh, khi Trung Hoa yếu kém (thời nhà Thanh) và chia rẽ (thời Quốc Cộng phân tranh) th́ biên giới Việt Hoa tạm yên, nhưng khi họ mạnh trở lại sau năm 1949 trong lúc Việt Nam yếu đi, th́ họ lại lấn đất giành biên. Nay chế độ Bắc Kinh buộc nhà cầm quyền Hà Nội kư kết hiệp ước mới, có nghĩa là các công ước cũ không c̣n giá trị với họ, hay nói cách khác họ đă chiếm thêm nhiều đất đai, và buộc Hà Nội hợp thức hoá những vùng đất họ mới chiếm bằng một hiệp ước mới.

Câu mở đầu điều 2 cuả Hiệp ước 1999 nguyên văn như sau: “Hai Bên kư kết đồng ư hướng đi cuả đường biên giới trên đất liền giữa nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa được xác định từ Tây sang Đông như sau...”

Chính điều 2 nầy cần phải có bản đồ đi kèm mới có thể nắm biết được những quy định về biên giới, về các giới điểm nói trong điều 2. Cần chú ư các điểm sau đây: 1) Các điạ danh Trung Hoa và các điạ danh Việt Nam cuả các sắc tộc điạ phương trước đây do người Pháp phiên âm trong các công ước Pháp Thanh kư kết và ngày nay do cộng sản phiên âm rất khác nhau; nhà cầm quyền cộng sản c̣n đặt thêm hay thay đổi nhiều điạ danh mới không có trong bản đồ Đông Dương trước đây. 2) Bản đồ các làng, huyện, tỉnh thay đổi và xáo trộn rất nhiều từ thời nhà Nguyễn qua thời cộng sản cầm quyền. (Làng nầy nhập vào huyện kia, rồi đổi qua tỉnh nọ...Ngay cả bản đồ các tỉnh cũng liên tục thay đổi.) Do đó, rất khó theo dơi và hiểu biết tường tận nếu chỉ đọc suông điều 2 nầy mà không có bản đồ đi kèm, để so sánh với bản đồ cũ theo các công ước Pháp Thanh.

Tiến tŕnh phân định biên giới theo Hiệp ước 1999 c̣n đi ngược lại với tiến tŕnh phân định biên giới trong các công ước Pháp Thanh vào thế kỷ 19. Các công ước Pháp Thanh về biên giới tính từ đông sang tây, tức bắt đầu từ duyên hải Biển Đông (giữa Quảng Yên cuả Việt Nam và Quảng Đông cuả Trung Hoa) đi vào đất liền, đến vùng ba biên giới Việt, Lào và Trung Hoa.

Trái lại, trong Hiệp ước 1999 mới được công bố, điều 2 đă ghi “hướng đi cuả đường biên giới trên đất liền giữa nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa được xác định từ Tây sang Đông như sau...” Cũng theo điều 2 nầy, biên giới Việt Hoa được chia thành 62 giới điểm. Giới điểm số 1 ở điểm cực tây cuả tỉnh Lai Châu ngày nay (phiá tây Bắc Việt), và giới điểm số 62 nằm ở Mong Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay (phiá đông Bắc Việt).

Cách làm nầy nhắm mục đích làm lạc hướng so sánh đường biên giới mới cuả Hiệp ước 1999 với đường biên giới cũ theo các công ước Pháp Thanh vào thế kỷ 19. Do đó, dân chúng rất khó có thể phát hiện những vùng đất mà Hà Nội đă nhượng cho Bắc Kinh, hay nói đúng hơn, Trung Hoa đă chiếm cuả Việt Nam. Giả dụ nếu có người phát hiện được việc nhượng đất ở một vùng nào đó, th́ dựa vào cách vẽ biên giới mới cuả Hiệp ước 1999, Hà Nội cũng có cách để biện minh như nói rằng bớt chỗ nầy, thêm chỗ khác, hoặc khi vẽ lại đường biên giới th́ không thể nào vẽ như cũ được.

Như trên đă viết, không ai là không biết thủ thuật lừa dối cuả cộng sản Việt Nam. Nay lại thêm sự tiếp tay đồng mưu cuả cộng sản Trung Hoa. Tuy nhiên, dầu khó khăn như thế nào, chắc chắn dần dần cũng sẽ có người phát hiện những điểm mà cộng sản Hà Nội đă nhượng đất cho cộng sản Trung Hoa, nhất là khi bản đồ biên giới được công khai. Chỉ tiếc là khi đó, mọi sự đă được an bài, các cột mốc đă được cắm xuống, và đất đai đă bị ngoại bang chiếm đóng. Thật là một bất hạnh lớn cho người Việt Nam.

Cuối cùng, sau việc ông Lê Công Phụng, thứ trưởng bộ Ngoại giao Hà Nội, phải xuất hiện để biện minh cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vào đầu 2002, nay đến việc công bố bản văn Hiệp ước 1999 trên nhật báo Nhân Dân ngày 20-8-2002, dầu đúng nguyên văn hay không đúng nguyên văn, cũng chứng tỏ nhà cầm quyền Hà Nội rất lo ngại về dư luận và phản ứng ở trong cũng như ngoài nước, nên họ phải công bố nội dung hiệp ước hầu mong thoa dịu những đ̣i hỏi cuả dư luận.

Do đó, việc dân chúng ở trong cũng như ngoài nước liên tục lên tiếng phản đối việc nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội nhượng đất, rất cần thiết để:

1) Chứng tỏ rằng công luận Việt Nam hoàn toàn phủ nhận hiệp ước biên giới kư kết giữa hai nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội và Bắc Kinh ngày 30-12-1999.

2) Chận đứng sự nhượng bộ cuả đảng CSVN. (Hiện nay, quan hệ giữa CHXHCNVN và CHNDTH là quan hệ sinh tử v́ ít nhất đă 3 lần đảng Cộng Sản Trung Hoa đă ra tay giúp đỡ, đảng CSVN mới thành công và đứng vững cho đến ngày nay.(3) Nếu đảng CSTH rút lui sự ủng hộ th́ đảng CSVN đă tiêu vong lâu rồi, nên hầu như đảng CSVN luôn luôn nhượng bộ trước những đ̣i hỏi càng ngày càng quá đáng cuả đảng CSTH. Do đó, dân chúng Việt Nam phải lên tiếng để chận đứng sự nhượng bộ cuả đảng CSVN.)

3) Phản đối chiến thuật bành trướng kiểu mới, một thứ “diễn tiến hoà b́nh” cuả nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh, càng ngày càng lấn chiếm đất đai cuả Việt Nam.

Trần Gia Phụng

CHÚ THÍCH:

1. Nguyễn Thanh Giang (trong nước) trả lời phỏng vấn ngày 24-2-2002 của Đài Phát thanh Little Sài G̣n, Orange County, California. Người Việt Online, ngày 25-1-2002, mục “Tin Việt Nam”.

2. Ví dụ: Bác sĩ P. Néis là một thành viên người Pháp trong phái đoàn chung Pháp Hoa để thi hành việc cắm mốc biên giới Việt Hoa, đă viết bài “Sur les frontières du Tonkin” [Về biên giới Bắc Kỳ], đăng nhiều kỳ trên báo Le Tour du monde [Ṿng quanh thế giới], Paris, 1887. Bài nầy được ông Walter E. J. Tips giới thiệu và dịch qua Anh ngữ, thành sách The Sino-Vietnamese Border Demarcation 1885-1887 [Cuộc phân định biên giới Hoa-Việt 1885-1887], Nxb. White Lotus Press, Bangkok, Thái Lan, 1998. Trong bài viết nầy, có đoạn bác sĩ P. Néis viết và được dịch ra Anh ngữ (trang 38 sách dịch) như sau: “We go to the place and, as a great concession on our part, of which we ourselves were later to boast incessantly, we agreed that the border would follow the brook which passes at the foot of the hills of the Gate to China, about 150 metres before the gate... (xin tạm dịch: “Chúng tôi đến tận chỗ và, với sự nhượng bộ lớn lao về phiá chúng tôi, mà sau đó chúng tôi không ngớt khoe khoang, chúng tôi đồng ư rằng biên giới chạy theo con suối dưới chân đồi Cổng Trung Hoa, cách trước mặt cổng khoảng 150 thước...”

3. Ba lần đó là: 1) Thứ nhất, trong cuộc chiến tranh Việt Nam lần thứ nhất từ 1946 đến 1954, nếu Mao Trạch Đông không thành công ở Trung Hoa năm 1949 và nếu không có sự viện trợ to lớn cuả CHNDTH, th́ chắc chắn đảng CSVN không thể thành công ở Việt Nam năm 1954. 2) Thứ nh́, khi Cộng Sản Bắc Việt phát động chiến tranh xâm lăng Việt Nam Cộng Ḥa năm 1956, nếu 300.000 CSTH không tiến qua bảo vệ miền Bắc, và nếu CHNDTH không làm hậu cứ tiếp liệu chiến trường cho CSVN, th́ CSVN không thể cưỡng chiếm miền Nam. 3) Thứ ba, vào năm 1991, khối Liên Xô và Đông Âu hoàn toàn sụp đổ. CSVN sợ sẽ sụp đổ theo, nên quay qua cầu cứu CSTH. Chính nhờ vào CSTH, CSVN mới đứng vững cho đến ngày nay.

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :