Văn Học  & Nghệ Thuật
 

Giới thiệu sách

" Tiểu Sử Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc "

Biên khảo Huỳnh Tâm

Giáo Sư Nguyễn Vô Kỷ

Kính thưa quư vị ,

Từ ngày cộng sản Chiếm miền Nam cho tới nay, họ bức hại tất cả các tôn giáo, mà đặc biệt Đạo Cao Đài là nạn nhân lớn nhất. Nhưng dường như Ṭa Thánh Cao Đài chủ trương không làm rùm beng về những nỗi thống khổ của ḿnh, nên ít người biết rằng cộng sản đă giết nhiều chức sắc và đạo hữu, giam giữ một số lớn khác, và cấm đoán việc hành đạo một cách rất gay gắt. Gần đây nhất, đạo Cao Đài là nạn nhân của một âm mưu thâm độc mà cộng sản Việt-Nam chưa hề áp dụng với bất cứ một tôn giáo nào khác: đó là dùng quỷ kế cho ra đời một cái gọi là "đạo lệnh", giải tán toàn bộ cấu trúc của Đạo từ trên xuống dưới, biến Giáo Hội thành một hiệp hội ái hữu phàm tục. V́ những lẽ trên, tôi nghĩ rằng: quyết định giới thiệu một số tác phẩm về Đạo Cao Đài vào lúc này là một quyết định hợp thời, một dịp tạo sự quan tâm của đồng hương đối với một tôn giáo lớn đang bị cộng sản ra sức đàn áp.

Hôm nay ban tổ chức yêu cầu tôi giới thiệu cùng quư vị quyển sách "Tiểu Sử Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc", đây là một vinh dự rất lớn mà có thể là tôi không xứng đáng, v́ mặc dầu được giao phụ trách một giảng khóa về khoa học nhân văn tại Đại Học Cao Đài, tôi không là một tín đồ. Nhưng tin tưởng rằng quư vị sẽ tha thứ cho những thiếu sót và sai lầm, cho nên, với sự khoan dung của quư vị, tôi xin đi vào chủ đề.

Sách "Tiểu Sử Đức Hộ Pháp Pạm Công Tắc" của tác giả Huỳnh Tâm, do Ban Đạo Sử Cao Đài xuất bản, dày 239 trang. Ở đầu sách có di ảnh Đức Hộ Pháp và bài dẫn của GS Gustave Meillon, chưởng quản Hội Thánh Cao Đài Âu Châu. Phần biên khảo chiếm khoảng một nửa, xen kẻ với số trang c̣n lại, gồm những tài liệu, văn bản chính thức, thư từ của Đức Hộ Pháp với các nhân vật đủ mọi cấp ở khắp nơi trên thế giới.

Lối xen kẻ lời b́nh giải với tài liệu như vậy, là một sự khéo léo, giúp cho người đọc khỏi phải ngừng đọc nhiều lần để t́m xem tài liệu ở phần cuối; và tránh được sự nhàm chán cho độc giả khi phải đọc cả một phần cuối gồm toàn tài liệu và văn bản, mà cũng không c̣n nhớ nó liên hệ tới đoạn nào trong phần trên của tác phẩm.

Nội dung sách được tŕnh bày theo thứ tự thời gian, khởi đi từ lúc Đức Hộ Pháp mới chào đời, ngày Thứ Bảy 21 tháng 6 năm 1890 ở Tân An, cha và mẹ gốc người Tây Ninh, cha theo đạo Chúa Ki Tô, mẹ đạo Phật; cho đến ngày 17 tháng 5 năm 1959 Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc qui tiên vào lúc 13 g tại bệnh viện Calmette, thủ đô Phnom Penh nước Cao Miên. Phần nói về ngày Đức Hộ Pháp mất chứa đựng bản sao nhiều thư phân ưu của nhiều tôn giáo lớn như Thiên Chúa, Phật Giáo, Hồi Giáo, Tin Lành.

Quyển sách kết thúc với những lời chứng, lời kể và bài viết xác nhận sự hiển linh của Đức Hộ Pháp, do nhiều đồng tử, hiệp hội và nhà văn chuyên về thần linh học, như " Le Lien des Cercles d'Etudes " ( Cơ Quan Liên Lạc Các Nhóm Nghiên Cứu ), nữ đồng tử Sarah Barthel, nam đồng tử Olion thuộc hội Thông Thiên Học v.v.

Qua " Tiểu Sử Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc " chúng ta được biết Ngài đă trải qua rất nhiều nỗi thăng trầm, nhưng trọn cuộc đời Ngài đă tận tụy thực hiện sứ mạng phục vụ tha nhân, và như tác giả Huỳnh Tâm đă viết, Ngài "truyền giảng sự yêu thương cho những kỷ nguyên mai sau được tận cùng hoàn thiện... Ngài tận tụy phụng sự nhơn sanh dù cho những chính quyền hành hạ xác thân tơi bời, để tự tin chân lư Cao Đài vẫn đời đời truyền lưu".

Nhưng cũng qua sách "Tiểu Sử" này mà chúng ta biết thêm rằng Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc là một con người rất gần gũi với chúng ta, về thể xác cũng như tinh thần, t́nh cảm, chứ không phải là một nhân vật lạ lùng, huyền ảo xa xăm. Thân thể Ngài cường tráng, khoẻ mạnh, Ngài học trường Chasseloup-Laubat tại Sài G̣n. Và cậu con trai 17 tuổi vào năm 1907 cũng đă rung động và cảm hứng như nhiều người trong chúng ta, trước cái đẹp của thiên nhiên. Ta hăy nghe mấy câu trong bài thơ hỏi chuyện Hằng Nga của Ngài:

" Thấy trăng thêm động ḷng vàng

Ngâm câu vấn nguyệt cho đang mấy lời...

... Hỏi d́ Nguyệt có đàng lên tới

Chốn thiềm cung phỏng mấy mươi xa?...

Nguyệt rằng ta lại biết ta

Có cây đơn quế ấy là nhà em...

... Nguyệt hỏi ta ngẩn ngơ ngơ ngẩn

Ta hỏi Nguyệt thơ thẩn, thẩn thơ... "

Nếu không nói trước, th́ khi nghe những câu thơ trên đây, mấy ai dám nghĩ rằng tác giả bài thơ trên lại là người sáng lập, là đấng giáo chủ của một tôn giáo lớn.

Nhưng trong cái " Tiềm tàng của thời thơ ấu vẫn khởi đầu dấu ấn nhập thế, thể lực trưởng thành của Ngài vẫn như nhân loại, về trạng thái sống hầu như có một báo hiệu chuẩn bị đổi thay thể xác cho phù hợp với Thiên tính". Thật vậy, Đức Hộ Pháp đă sớm nhận thức được thời thế, phân tích lịch sử và nhận định về số phận của đất nước. Ngài gia nhập phong trào của nhà ái quốc Phan Bội Châu. Mới mười bảy, mười tám tuổi đầu Ngài đă kư tên Ái Dân dưới nhiều bài luận và phóng sự yêu nước, kêu gọi đoàn kết, như các bài " Thượng bất chánh hạ tắc loạn ", " Dân tộc đoàn kết " v.v.

Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc rồi ra sẽ làm công chức, sẽ lập gia đ́nh, lấy vợ có con như mọi người trong chúng ta. Cho đến cái đêm định mệnh 24 tháng 12 năm 1925, qua một buổi cầu cơ, " Cơi siêu h́nh đă đưa Ngài Phạm Công Tắc đến với Đức Cao Đài từ ấy, sứ mạng thiêng liêng của Ngài được Đức Chí Tôn chọn lựa và chỉ rơ tương lai Đại Đạo... Ngài trở thành nguyên nhân khai mở Đạo... ".

Từ đây trở đi sách "Tiểu Sử Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc" lần lượt tŕnh bày các giai đoạn phát triển của đạo Cao Đài với nhân vật trung tâm là Đức Hộ Pháp, cũng như sự tham dự của Đạo và dấn thân yêu nước của Ngài vào tất cả những gia đoạn vinh nhục, thăng trầm của đất nước.

Kính thưa toàn thể quư vị,

Để dành cho quư vị sự hứng thú trọn vẹn và say sưa theo dơi, như chính bản thân tôi đă được hưởng, khi đọc quyển "Tiểu Sử Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc", tôi xin không đi thêm vào chi tiết. Nhưng trước khi dứt lời, tôi xin phép được kết luận rằng quyển "Tiểu Sử Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc", mặc dầu tác giả đă khiêm nhường cho rằng nó "chưa hẳn là một công bố toàn bộ tiểu sử..., vẫn c̣n hạn hẹp về tư liệu và chưa phóng đủ tầm xa biên khảo", tôi nghĩ rằng tác phẩm của Huỳnh Tâm có thể vừa là một đạo sử liệu để các nhà nghiên cứu tham khảo, v́ nó cung cấp nhiều dữ kiện căn bản, vừa là một quyển sách phổ cập nhằm vào quần chúng rộng răi, vào những người, như tôi chẳng hạn, không thông hiểu nhiều về Đạo Cao Đài, v́ nó đại chúng hóa sự hiểu biết về cuộc đời, sự nghiệp và đạo nghiệp của một nhà ái quốc, một bậc khai sáng Đạo thường vẫn " Lấy khí hư vô thắp lên ánh sáng Đạo, để đẩy lùi những mờ mịt, dật dờ trong tâm hồn và trước mặt ".

Và đó chính là kết quả mà tôi cầu chúc cho tác phẩm " Tiểu Sử Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc " của tác giả Huỳnh Tâm.

Xin trân trọng cảm ơn quư vị đă lắng nghe những lời thô thiển của tôi.

  Giáo Sư Nguyễn Vô Kỷ

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :