Câu Lạc Bộ Dân Chủ

Tự do tôn giáo

Đâu là một phần hai sự thật ?

Nguyễn Thượng Long

    Tôi chưa quên những ǵ mà các ông thầy Mác - Lê, các ông thầy lịch sử Đảng đă dạy dỗ tôi từ những năm tháng cắp sách đến trường. Phải nói là các thầy triết học, các thầy chính trị, các thầy văn học ngày đó rất xuất sắc trong việc phủ nhận, sự hiện diện của tôn giáo, của giáo quyền, của thần quyền qua các học thuyết vô thần của Các Mác. Thế giới trong tôi lúc đó chỉ là tồn tại vật chất, chẳng có ma tà thánh thần ǵ hết. V́ sao tôi lại nhắc tới các ông thầy dạy văn học? V́ thời của tôi, văn học là nhân học (Goocki). Các thầy dạy văn không chỉ là dạy văn mà c̣n là "Hành đạo làm người" chứ không phải là "Hành nghề" một cách thuần tuư như những người dạy văn bây giờ. Những thầy dạy văn ngày xưa, họ c̣n là các chính trị viên trên mặt trận văn hóa giáo dục giành giật con người cho Đảng, và cho CNXH chứ không phải là những thợ dạy luôn kè kè bên ḿnh những tập văn mẫu cho học sinh phải nghĩ theo, cảm theo, viết theo và làm theo như t́nh trạng dạy dỗ hiện nay. Đến khi học về Lê nin, các thầy tôi rao giảng: Lê nin người thầy của giai cấp vô sản toàn thế giới đă nói: "Tôn giáo là một thứ thuốc phiện!?". Trí tuệ thơ ngây, trong trẻo ngày đó của chúng tôi lập tức được kích hoạt những ngộ nhận thật đáng thương về câu nói này. Bạn tôi có đứa suy diễn: Tôn giáo là thuốc phiện có nghĩa tôn giáo là một loại độc dược có thể gây nghiện cho người dân. Có đứa cực đoan hơn lại có suy nghĩ rằng: Người theo đạo, người có đức tin tôn giáo là người xấu, là kẻ có vấn đề và rất cần phải cảnh giác. Riêng với tôi, có thể do thể trạng, thể chất của tôi, có thể do hoàn cảnh sống, môi trường sống riêng mà tôi lại nghĩ: Tôn giáo rất cần cho con người. Nếu không có đức tin tôn giáo, trên con đường tiến hoá của ḿnh, con người sẽ gặp phải nhiều đau đớn về thể xác, về tinh thần lắm. Như vậy, ở đây chính niềm tin thần thánh (tôn giáo) là phương cách để cứu rỗi, là hành trang tinh thần của con người trong cuộc đối diện với bao bất chắc luôn chờ đón ŕnh rập.

    Tôi sớm có những suy nghĩ như vậy cũng là nhờ ngày thơ ấu khi tôi hành sử một cách bản năng thô bạo với các thú nuôi trong nhà, mẹ tôi một phật tử tại gia lại nhắc nhở về sự hiện diện của "Quỷ thần hai vai" luôn chứng giám các hành vi, các ứng xử của mỗi người. Mẹ tôi thường nói đến hoả ngục A t́, nói đến vạc dầu sôi của Diêm vương, nói về Quỷ sa tăng tra khảo những vong hồn tội lỗi ở kiếp trần gian… Giờ đây các con tôi, các cháu tôi, nhiều thế hệ học sinh của tôi đặc biệt là những lứa sau này, họ đều ngơ ngác và cười cợt những lời khuyên tương tự như lời mẹ tôi đă khuyên dạy chúng tôi ngày nào. Tôi nghĩ rằng, khó có thể trách được họ. Cuộc sống hiện đại ngày nay khác cuộc sống ngày nào của chúng tôi lắm. Con người hôm nay như bị cuốn vào một guồng quay, một ḍng chảy có gia tốc lớn quá. Người ta nhiều lúc chẳng kịp nhận ra chính ḿnh giữa một ḍng đời đầy hối thúc và cám dỗ th́ c̣n đâu thời gian để mà nghĩ đến "Quỷ thần hai vai", nghĩ đến ân oán nơi hoả ngục! Như vậy, chẳng có ǵ là sai khi nói chính tôn giáo với những đức tin thần thánh đă hướng con người tới những giá trị Chân - Thiện - Mỹ  mà người có đức tin sẽ sống bớt man rợ hơn, bớt phạm sai lầm hơn, bớt trả giá và bớt đau khổ hơn. Nếu có điều kiện làm một trắc nghiệm công phu trong các nhà tù nơi giam giữ những kẻ tội lỗi, tôi nghĩ rằng tỷ lệ người có tôn giáo, có đức tin luôn luôn là thấp.

    Gần đây, trong các văn bản pháp lư có tính chính thống của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, của nhiều chính giới nước ngoài, đặc biệt là của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ người ta đều khẳng định về những tiến bộ về tôn giáo ở Việt Nam. Điều này theo tôi là chính xác. Nếu quan sát kỹ lưỡng cả một tiến tŕnh lịch sử từ khi có tôn giáo xuất hiện ở Việt Nam đặc biệt rơ với Thiên chúa giáo từ khi không dưới 30 vạn tín đồ phải tử v́ đạo do chính sách bài Giatô của Tự Đức cho đến thời kỳ tôn giáo Mác - Lê - Mao tràn vào Việt Nam với các học thuyết vô thần của họ đă đẩy tất cả các tôn giáo vào một cái rọ duy tâm đáng nguyền rủa và đương nhiên rất nhiều đ́nh, chùa, miếu mạo, thánh thất, nhà thờ đă trở thành trụ sở làm việc của UB, thành lớp học, thành nhà kho, thậm chí thành trại chăn nuôi, tượng phật, tượng chúa bị đập phá, báng bổ và trôi sông, người có đức tin bị mạ lị, bị phân biệt đối xử… đến nay từ những ǵ chúng ta đang quan sát thấy mà lại không cảm nhận được là đă có những tiến bộ th́ đó là thái độ thiếu công bằng.

    Nhưng chỉ căn cứ vào những dấu hiệu có tính h́nh thức như giáo dân hành lễ ngày càng đông, các ngày lễ trọng của các tôn giáo như Nôen, Phật đản, các hội hè truyền thống mang tính tâm linh của một cư dân lúa nước, cư dân nông nghiệp được tổ chức rất trọng thể và sự xuất hiện thường xuyên của những ĐBQH, các uỷ viên của MTTQ các cấp trong bộ cà sa màu vàng của phật giáo hay bộ trùng thâm của thiên chúa giáo đang trang trí cho các diễn đàn, các hội nghị mà nói rằng tự do tôn giáo ở Việt Nam có nhiều tiến bộ, nói thế tuy là đúng xong mới đúng ở 1/2 của những ǵ mà mọi người nh́n thấy. Vẫn c̣n đó 1/2 sự thật nữa c̣n bỏ ngỏ! Vậy 1/2 đó là sự thật ǵ? Đây là điều mà tôi hằng trăn trở và muốn luận bàn trong ghi chép này.

*       *      *

    Tôi nghĩ rằng, chúng ta phải phân định rạch ṛi hai vấn đề: Tự do tôn giáo và trách nhiệm của Nhà nước đối với tôn giáo. Nhà nước có trách nhiệm đối với tôn giáo chẳng khác ǵ Nhà nước có trách nhiệm với sự chấn hưng giáo dục, chấn hưng kinh tế. Rơ ràng là Nhà nước CHXHCN Việt Nam đă có nhiều trách nhiệm hơn, có nhiều tiến bộ hơn về những việc này. Đây là một sự thật không thể phủ nhận. Nhưng có điều cũng rất đáng phải làm rơ là việc thực thi trách nhiệm khác xa với thực thi quyền tự do. Có thể nói không hề sai, tự do tôn giáo ở Việt Nam mới đạt được ở mức là tự do trong khuôn khổ của Nhà nước qui định. Thử hỏi tự do mà lại phải đặt trong khuôn khổ th́ c̣n lại được bao nhiêu là tự do nữa. Trước khi vào vấn đề này, hăy thử nh́n vào mấy quyền tự do cơ bản khác mà nhiều thập kỉ rồi người dân đ̣i hỏi đă được Nhà nước đáp ứng đâu!

    Một chút về tự do sáng tác:

    Các văn nghệ sĩ hết sức bất b́nh trước qui định của Đảng: Văn hoá văn nghệ - văn học nghệ thuật phải phục vụ chính trị, phải có Đảng tính! Sau năm 1954, các văn nghệ sĩ rầm rộ đ̣i hỏi quyền tự do sáng tác. Đáp trả lại là vụ án xét xử bọn phản động trong nhóm nhân văn giai phẩm. Người đ̣i tự do sáng tác tuy đầu không rơi, máu không chảy nhưng chết vô khối đấy. Có cái chết về thân xác, có người tuy không chết về thân xác th́ cũng chết mỏi ṃn v́ cô đơn, vô vọng trong lao tù, trong phân biệt đối xử, trong t́nh trạng "Giấy bút của tôi bị người ta giằng mất!?" (Phùng Quán). Thật đáng buồn thay về cơ bản văn nghệ sĩ đă từng phải chấp nhận cúi đầu làm những kẻ minh hoạ xoàng xĩnh cho chính trị. Cuối cùng đến 1987 v́ thời thế Đảng bất ngờ cởi trói cho văn nghệ sĩ. Như thế thử hỏi văn nghệ sĩ đă từng bị "Trói gô" th́ c̣n đâu là tự do để sáng tác ra những kiệt tác xứng tầm thời đại, xứng tầm dân tộc. Chẳng trách nhà văn Nguyễn Khải một quan chức văn học, ĐBQH nhiều nhiệm kỳ trước phút lâm trung đă để lại những ḍng chữ thật đớn đau:

    "Tôi cũng được giải thưởng văn chương cao nhất cấp quốc gia, nhưng tôi biết chỉ mươi năm nữa, thời thế đổi thay chắc chẳng  ai c̣n nhớ đến ḿnh nữa. Tôi là nhà văn của một thời, thời  hết th́ văn chương phải chết. Tuyển tập, toàn tập thành giấy lộn cho con cháu bán cân" (Đi t́m cái tôi đă mất- Nguyễn Khải). Bức tranh về tự do sáng tác cuối cùng lại là những ḍng đau xót đến như vậy đấy.

    Một chút về tự do ngôn luận và báo chí:

    Không nói ǵ xa xôi, sau cú phản đ̣n PMU 18 được khởi động, khi ông lớn Bùi Tiến Dũng cùng đồng bọn thoát khỏi khung tham nhũng chỉ c̣n là những gă đánh bạc và thích sống thác loạn, sau khi ông lớn Nguyễn Việt Tiến sang trọng trong bộ comple đắt tiền bước lên xe hơi tiền tỷ lăn bánh ra khỏi nhà tù và nhanh chóng nhận lại thẻ đảng lại c̣n khụng khiệng đ̣i trả lại toàn bộ các chức danh!... th́ sao quả tạ ập tới các nhà báo, các anh hùng chống tham nhũng. Nguyễn Việt Chiến báo Thanh Niên, Nguyễn Văn Hải báo Tuổi Trẻ lập tức xộ khám cùng lúc không dưới 7 kư giả khác bị tước thẻ hành nghề, nhiều tổng biên tập, phó tổng biên tập bị huyền chức, cách chức, người th́ bị cảnh cáo như một anh binh nh́ ngờ nghệch và dại dột (Tướng Phạm Xuân Quắc), người th́ vào ngục thất  như một gă tội phạm tầm thường (Thượng tá Đinh Văn Huynh)… Tất cả cũng chỉ v́ đă chót "sớ rớ" vào những vụ việc chống tham nhũng ở cấp chóp bu. Khi vụ bắt giam vừa xảy ra, đọc những ḍng tít cỡ lớn trên 2 tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ như: Phải trả tự do ngay cho những người vừa bị bắt giữ! Tôi cứ tưởng ḿnh đang ngồi đọc báo dưới tượng thần tự do ở Mỹ quốc, hay lững thững thả bộ ở Washington DC. Thật buồn chẳng lâu la ǵ ban tuyên giáo TW đă thổi c̣i với Chỉ thị: Báo chí phải đi đúng lề đường bên phải. Tức là nhà báo phải nhớ rằng các anh chỉ có mỗi một nhiệm vụ phục vụ Đảng, các anh là công cụ của chính quyền. Cũng thật đáng buồn hầu như toàn bộ giới cầm bút đă câm nín tức th́. Thật đúng là cảnh:

"Sĩ khí rụt rè gà phải cáo

Văn chương liều lĩnh đấm ăn sôi"

    Dạ thưa chính cái mặt bằng tự do báo chí của chúng ta ở mức độ này nên chẳng ai c̣n có thể "Húng hắng" ǵ được nữa khi thế giới người ta xếp hoạt động báo chí, tự do báo chí của Việt Nam nằm ở tốp đội sổ về Đệ tứ quyền (thứ 169/173 tức là chỉ có trên được Congo, Camerun, Cu Ba và Myanma).

    Một chút về tự do biểu t́nh:

    Rơ ràng điều 69 đă qui định công dân Việt Nam có quyền biểu t́nh đấy nhưng nhớ là phải theo đúng qui định của Nhà nước. Biết rơ là như vậy ba chiến sĩ dân chủ ở Hải Pḥng gồm Cựu chiến binh Vũ Cao Quận, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nữ thanh niên Phạm Thanh Nghiên đă làm đơn xin UBND Hà Nội cho phép tổ chức một cuộc biểu t́nh ôn hoà nội dung chống tham nhũng, chống lạm phát và tăng giá. Nhà nước đă từ chối và không đưa ra một qui định nào. Ba chiến sĩ dân chủ làm đơn kiện UBND Hà Nội. Toà án cũng chối bỏ trách nhiệm phân xử. Một thời gian sau nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị tống giam ở B14, cháu Phạm Thanh Nghiên sau những ngày toạ kháng tại gia dưới 2 khẩu  hiệu: "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam" và "Phản đối công hàm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng" đă bị bắt giam tại đề lao Hải Pḥng. Cựu chiến binh Vũ Cao Quận v́ bất đắc chí mà đột ngột ngă bệnh và đang được công an "Săn sóc" tại gia. Thế là: "Chút ḷng khao khát… từ nay xin chừa".

    Như vậy là tự do mà lại phải theo qui định là thứ tự do đồng nghĩa với số không tṛn trĩnh.

    Một chút về tự do tôn giáo:

    Trước hết xin đặt ra một câu hỏi: Tự do tôn giáo là ǵ? Để tránh cái gọi là tự do vô chính phủ, quyền tự do nào cũng phải tuân thủ và tôn trọng những chuẩn mực đă ghi trong hiến pháp và pháp luật. Ở Việt Nam, người ta le lói nó ở cụm từ: Theo đúng qui định của Nhà nước. Vấn đề ở đây là qui định của Nhà nước có hợp với những chuẩn mực của thế giới văn minh không? Theo tôi tự do tôn giáo mà phải theo qui định như ở Việt Nam hiện nay th́ sớm muộn lại quay về điểm xuất phát thôi. Điểm xuất phát đó là chẳng có ǵ, nếu có chút nào th́ cũng là thứ tự do trong khuôn khổ nhất định. Một xă hội gọi là có tự do tôn giáo là xă hội biết tôn trọng các hoạt động thuần tính tôn giáo và phải coi tôn giáo là một thành phần không thể thiếu góp phần cấu thành nên đời sống tinh thần của cả dân tộc. Ngược lại về phía tôn giáo cũng phải biết tự chế theo các qui định của giáo luật, theo các qui định của hiến pháp của dân - do dân - v́ dân chứ không phải kiểu qui định văn hoá văn nghệ phải phục vụ chính trị và báo chí phải đi đúng lề đường bên phải. Người có tôn giáo cũng như người không có tôn giáo đều phải biết kiểm soát hành vi của ḿnh theo kiểu "Tôi có quyền làm tất cả những ǵ pháp luật không cấm và tôi không làm những ǵ mà pháp luật đă cấm".

    Tự do tôn giáo c̣n thể hiện ở sự đảm bảo những quyền lợi của tôn giáo trong một đời sống thế tục. Trước khi được hưởng thụ những quyền về tự do tôn giáo, người có tôn giáo phải được hưởng đầy đủ những quyền đă qui định trong tuyên ngôn nhân quyền liên hiệp quốc, đă qui định trong các điều luật của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.

    Trên đây chỉ là những lập lư mang tính lư thuyết mà:

"Mọi lư thuyết đều là màu xám

C̣n cây đời là măi măi xanh tươi" (Gớt)

    Chúng ta cùng thử xem cây đời tự do tôn giáo ở Việt Nam qua một số hiện tượng gần đây.

    Có thể gọi là có tự do tôn giáo được không khi các Hoà thượng và các Tăng sĩ của giáo hội PGVNTN thực thi Đức từ bi, thực thi Hạnh bố thí theo lời dạy của Đức phật trong việc cứu trợ dân oan mất đất, mất nhà vô lư đang gặp phải bao khốn khó trên con đường đấu tranh đ̣i công bằng… lại bị chính quyền và truyền thông kết tội phạm pháp và kích động dân oan! Thật khó mà chấp nhận được một xă hội dân sự, một xă hội công dân mà hành vi "Lá lành đùm lá rách", "Lá rách đùm lá nát" là độc quyền của Nhà nước! Các cá nhân, các tổ chức tôn giáo xin hăy vô cảm đứng ngoài. Nếu có động ḷng trắc ẩn xin phải nhờ cậy qua cơ quan mặt trận.

    Có thể gọi là có tự do tôn giáo được không khi nh́n vào những hiện thực u buồn đă từng diễn ra ở Toà khâm sứ cũ 42 Nhà Chung Hà Nội và giáo sứ Thái Hà những ngày vừa qua:

    Nghĩ ǵ đây khi giáo dân tập trung cầu nguyện một cách ôn hoà ở những địa điểm c̣n tranh chấp đă bị chính quyền và truyền thông kết tội là tụ tập đông người gây mất trật tự công cộng! Khắc phục hiện tượng này không phải là đối thoại mà lại là CSCĐ, CS 113, là an ninh chính trị, là các hội đoàn quần chúng, là thanh niên t́nh nguyện thật - dởm, là dùi cui điện, là lựu đạn cay, là các loại chó nghiệp vụ và con cháu giáo dân bị thầy cô giáo đánh dấu vào sổ để theo dơi!

    Nghĩ ǵ đây khi truyền thông báo chí v́ quá say đ̣n, quá hăng máu, quá mẫn cán với công vụ mà quên cả liêm xỉ và tự trọng để cắt trích câu nói của Đức Tổng giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt chỉ để bảo đảm toàn thắng cho quyết tâm hạ gục các linh mục và giáo dân ở hai vùng đất tranh chấp này. Trong khi đó trước, trong và sau biến cố đất cát… những ǵ diễn ra cho mọi người thấy vị linh mục đó cũng không hề thua kém ai về ḷng yêu nước, về trách nhiệm với giáo dân, trách nhiệm với giáo xứ.

    Nghĩ ǵ đây khi mà 2 vùng đất tranh chấp đă trở thành 2 công viên cây xanh cho toàn dân thụ hưởng th́ UBND Hà Nội họp báo quốc tế với những lời kết tội gay gắt giành cho các linh mục và giáo dân c̣n đức cha giám mục bị ghét bỏ tới mức "xúc đất đổ đi" khi người ta ra lời kêu gọi đ̣i trục xuất ông ra khỏi lănh địa Hà Nội. Chủ tịch thành phố đă hành xử như vậy, mọi người thật sự bất ngờ khi Thủ tướng v́ một "từ lực" nào đó cũng chẳng giám ứng xử khác đi một chút nào!

    Nhân dân Việt Nam chưa quên ngày nào Thủ tướng hết sức b́nh tĩnh và oai vệ đứng bên Đức tổng giám mục Hà Nội cùng với giáo dân ở 42 Nhà Chung và ông đă hứa sẽ xem xét nguyện vọng của mọi người, chưa quên ngày nào ông hết sức lịch lăm trước Đức giáo hoàng lần ông viếng thăm Vatican. Tôi cảm thấy nhà lănh đạo quốc gia có những dầy ṿ, trăn trở về những tồn tại đất đai có nguồn gốc lịch sử, nhưng ông cũng không đủ sức để vượt ra khỏi cái vế đối cũng chỉ ở bậc Cao đẳng mà Ngô Th́ Nhậm đă mang ra để thanh  minh cho việc ông ta bỏ nhà Lê để pḥ Tây Sơn ngày Nguyễn Ánh lấy lại được Thăng Long:

"Thế chiến quốc, thế Xuân Thu

Tuỳ thời thế thế thời phải thế"

    Nếu sự thật là như vậy, hoá ra ngay cả Thủ tướng cũng chưa từng được nếm cái vị ngọt ngào của hai chữ Tự Do. Thủ tướng c̣n phải "Đi theo lề đường bên phải!" th́ thử hỏi giáo dân, dân oan, thảo dân, tiện dân, phó thường dân… làm sao mà được hưởng "Tự do hai tiếng ngọt ngào".

    Gần đây tôi thấy chính quyền rất dị ứng với các hoạt động tôn giáo ở ngoài các linh địa thuộc về tôn giáo. Ví dụ: Các hoạt động cứu trợ dân oan của các Hoà thượng Thích Quảng Độ, Hoà thượng Thích Không Tánh cùng các Tăng sĩ GHPGVNTN, các hoạt động thăm hỏi giáo dân ở các linh địa tôn giáo c̣n tranh chấp. Thực ra không phải chỉ là dị ứng, các hoạt động cứu trợ nhân đạo thuần tính tôn giáo đó đă bị chụp mũ, bị kết tội rất thô bạo là: Đă có những hoạt động tôn giáo không đúng nơi qui định. Thậm chí c̣n bị hàm oan là có những tham vọng chính trị, là cơ hội, là kích động dân oan, kích động giáo dân đấu tranh với chính quyền.

    Vậy sẽ giải thích thế nào về chuyện hoá thân v́ đạo pháp giữa đường phố Sài G̣n (năm 1963) của cố Hoà thượng Thích Quảng Đức để phản đối chế độ gia đ́nh trị Ngô Đ́nh Diệm. Hành vi tôn giáo đó rất dữ dội và quyết liệt đâu có diễn ra trong khuôn viên nhà chùa. Tại sao không hề thấy chế độ chính trị nào ngày đó cả miền Bắc cả miền Nam lên án đó là hoạt động tôn giáo không đúng nơi qui định. Hành động tử v́ đạo pháp của Hoà thượng Thích Quảng Đức đă góp phần làm sụp đổ chế độ Ngô Đ́nh Diệm lại không phải là tấm gương ngời sáng biểu trưng cho con đường dấn thân nhập thế, con đường tôn giáo đồng hành cùng dân tộc hay sao.

    Gần đây tôi thấy người ta rất muốn tôn giáo đứng ngoài các bức xúc đời thường. Họ chỉ muốn tất cả các tôn giáo có mặt ở Việt Nam như Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo,… phải cùng đắp chung chiếc chiếu yếm thế, xa rời đời sống thế tục. Vậy chúng ta nghĩ ǵ về lời dạy của Đức phật:

"Muốn trồng cây Bồ Đề

Hăy năng nhặt loài cỏ dại"

    Nói: Tôn Giáo là phải đứng ngoài những chuyện thế thái nhân t́nh là làm méo mó con đường Bồ Đề, con đường Thánh Giá. Tôi nghĩ rằng nội dung của Thư chung "Sống phúc âm trong ḷng dân tộc" đă bị hiểu sai, giải thích sai và vận dụng rất lệch lạc bởi những cái đầu có năo trạng không ổn. Sống phúc âm không là sống ù ĺ, sống yếm thế, sống thụ động, sống vô cảm, sống vô trách nhiệm trước nỗi đau chung của dân tộc. Chính v́ vậy có thể nói rằng, quan hệ giữa tôn giáo và chính quyền bấy lâu nay luôn tồn tại những bất ổn theo kiểu "Đồng sàng - dị mộng". Nói rằng: Tự do tôn giáo ở Việt Nam đă có nhiều tiến bộ là rất đúng, song mới đúng được 1/2 sự thật.

 

*   *  *

    Tôi viết những ḍng cuối cùng của ghi chép này vào lúc Đức tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt sau những ngày ông lội nước đi thăm hỏi dân chúng vùng lụt lội, Ông đă gửi lên mạng thông tin toàn cầu lời kêu gọi tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn v́ lụt lội giữa ḷng Hà Nội. Không biết chính quyền và truyền thông một chiều bên phải có kết tội Ông là hành đạo không đúng nơi qui định nữa không? Cũng lúc này, ngài UVBCT, bí thư thành uỷ Hà Nội, tiến sĩ Phạm Quang Nghị c̣n đang bận gửi lời xin lỗi nhân dân v́ những phát ngôn quá vội vă và có phần bất nhẫn của Ông.

    Xung quanh vấn đề tôn giáo, tôi chưa thể quên những ǵ mà Nguyễn Ái Quốc đă từng viết khi ông c̣n đứng vững trên mảnh đất của Chủ nghĩa yêu nước thuần tuư. Khi đó, ông đă từng bộc bạch đại ư: "Thích ca mâu ni, Giêsu, Khổng Tử, Tôn Dật Tiên là các bậc chí thánh. Các vị đó cả đời phấn đấu để mang lại cuộc sống hạnh phúc an hoà, công bằng và yêu thương cho nhân loại. Tôi xin nhận làm học tṛ nhỏ của các vị". Khi Nguyễn Ái Quốc chính thức trở thành người của Quốc tế Cộng sản, đặc biệt từ khi ông du nhập Học thuyết Mác - Lê vào Việt Nam, người ta không c̣n thấy ông và những người Mác xít Việt Nam nhắc lại những lời thể t́nh thật khiêm nhường và chí lư đó nữa.

    Hôm nay khi những ǵ mà tôi nghĩ rất không b́nh thường đang như một áp lực rất xấu tác động tới đời sống đương đại của chúng ta như: Một nền kinh tế phát triển ở tốp cuối cùng của khu vực và thế giới, một nền tảng đạo đức xă hội đang có nhiều băng hoại, một môi trường sống ngày càng xuống cấp về mọi  mặt, một t́nh trạng tham nhũng tràn lan đến báo động, một lănh thổ đang bị ngoại bang gặm nhấm và một niềm tin vào con đường mà Đảng Cộng sản lựa chọn đă lung lay… để cứu văn người ta đă đặt cọc vào những cuộc thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tôi đă thấy những giọt nước mắt của người kể chuyện và cả người nghe chuyện. Tôi đă thấy những nụ cười rạng rỡ của người thắng và cả kẻ thua trong các cuộc sinh hoạt chính trị tư tưởng đặc biệt này. Tôi đă được nghe những lời chúc tụng, những lời động viên biểu dương nhau của các "Nghệ sĩ" phải nói là siêu hạng về kỹ thuật tŕnh diễn, kỹ sảo thể hiện, về các độc chiêu chỉ cần những chuyện hết sức dông dài đời thường họ vẫn có thể làm rúng động ḷng người. Người ta muốn kiếm t́m sự giải thoát hiện hữu nhờ h́nh bóng và hơi hướng của một con người cũng rất trần gian và thế tục đă đi xa. Nhưng than ôi! Chúng tôi chưa quên những sinh hoạt tư tưởng tương tự như thế này đă từng diễn ra trong quá khứ, khi cả nước rỉnh rảng chuyện đón rước và diễu hành đuốc lửa Hồ Chí Minh. Vậy mà cả nước vẫn cứ đắm ch́m măi vào suy thoái và khủng hoảng cho dù "Đổi mới hay là chết" đă được phát động từ hơn hai mươi năm có lẻ rồi. Phải chăng các tư tưởng gia, các nhà tổ chức, các "nghệ sĩ" của chúng ta đă không thành tâm mà tŕnh diễn, đă không thành kính mà đưa rước đuốc lửa được châm từ bàn thờ ḍng họ Nguyễn Sinh… ở làng Sen! Phải chăng người ta chỉ muốn các thần dân học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thôi c̣n họ có quyền dửng dưng, cười khẩy và làm ngược lại.

    Hôm nay, sau những ǵ đă xảy ra với GHPGVNTN, với Toà khâm sứ cũ 42 Nhà Chung và Giáo xứ Thái Hà Hà Nội không biết ở thế giới bên kia cụ Hồ Chí Minh đă nói ǵ với cụ Các Mác và cụ Lê nin về những hậu duệ của ḿnh đă hành xử với tôn giáo lúc này 2008 mà y trang kịch bản của chuyên chính vô sản, của bạo lực cách mạng, của đấu tranh giai cấp! Tôi tin rằng sẽ đến lúc cụ Hồ Chí Minh sẽ gặp và thể t́nh tất cả với Thích Ca Mâu ni, với Giêsu, với Khổng Tử, với Tôn Dật Tiên những bậc chí thánh mà ông đă từng tôn vinh là những bậc thầy khi ông là người Việt Nam yêu nước nồng nhiệt.

    Nếu điều đó xảy ra, chắc chắn mọi người sẽ được nghe những lời cứu rỗi, sẽ được nhận ơn Từ Bi là vô lượng, Hỉ sả là vô biên của Đức Phật, sẽ được nghe lời của Thiên Chúa "… đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lư vào chốn u sầu" (Kinh Hoà B́nh - Thánh Phanxico), sẽ được thụ giáo những bài học làm người của Đức Khổng Tử, sẽ được giáo hoá bởi Chủ nghĩa Tam Dân (Dân sinh - Dân chủ - Dân quyền) của lănh tụ Tôn Dật Tiên. Với những ǵ đă diễn ra không biết câu chuyện về tự do tôn giáo ở Việt Nam đến bao giờ mới thực sự là một sự thật mà tất cả mọi người Việt Nam ở trong nước cũng như ở ngoài nước đang chờ mong. Một sự thật tiến bộ đặng góp phần cho Tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam thực sự cất cánh.

Thành phố Hà Đông ngày hiến chương các nhà giáo 20-11-2008.

Nguyễn Thượng Long

Nguyên giáo viên địa lư thuộc GDĐT Hoà B́nh và Hà Tây

Nguyên Thanh tra GD Sở GDĐT Hà Tây (cũ)

Chỗ ở: Thôn Văn La - phường Phú La - TP.Hà Đông- HN

ĐTNR: 04.33 521.066

DĐ: 095.3298.198

Email: nguyenthuonglong571@gmail.com

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :