Dân Chủ Đa Nguyên
 

Thờ cúng tổ tiên là một tôn giáo ? 

Nguyễn Kiến Giang

    Từ bao đời nay, người ta tranh căi nhau có hồn hay không có hồn. Người Việt xưa và cả ngay nữa, hầu hết là tin là có hồn. Hồn là một tầng, và là cao nhất, của mọi vật thể. Từ ngày c̣n ấu thơ tôi hằng nghe nói tới "Hồn sông núi", " Hồn cây cỏ ", " Hồn người "… Vào cuộc đời, lại được làm quen với những "Hồn tranh ", " Hồn thơ "… với những tác phẩm được gọi là "có hồn". Thật khó quan niệm một sự sống một vật sống không hồn.

    Hồn là vô h́nh. Nhưng hồn cũng là tiếng riêng của từng người. Người đang sống cũng có thể gọi hồn người chết về. Có hẳn một số người – bây giờ thường gọi là những "nhà ngoại cảm" - được coi là có khả năng gọi hồn. Tin hay không tin, tùy bạn, xin mời bạn đến dự một buổi "gọi hồn", cũng thường được gọi là "ngồi đồng". Bạn nh́n kỹ những người sắp sửa lên đồng, nghĩa là sắp có hồn người chết nhập vào họ. Những con người b́nh thường như mọi con người khác. Nhưng khi họ lên đồng, mắt họ long lanh, nói những lời không phải là của họ nữa. Họ tự giới thiệu ḿnh là ai, từng sống và chết như thế nào và căn dặn những người than đang sống những lời tha thiết... Nhận ra hồn người thân ḿnh (đúng hay không đúng) người nghe xúc động mạnh nhiều khi khóc to lên như chưa bao giờ được khóc. Một sự "bùng nổ nước mắt" thực sự. Những cuộc lên đồng như vậy trước đây cũng như hiện nay, thường bị lên án "mê tín dị đoan". Có phần cũng như thế thật, nhưng có thật hoàn toàn có như thế không ?  Riêng tôi, tôi chỉ rút ra từ đó một suy nghĩ : nếu người chết vẫn c̣n hồn đang sống và sống ngay chung quanh chúng ta, giữa chúng ta, hẳn chúng ta sẽ sống khác đi rất nhiều. Tôi chưa tin hẳn là có hồn, nhưng từ trong sâu lắng, tôi muốn, rất muốn có hồn. Lư do thật giản dị : có hồn, con người " chết không phải là hết", hơn nữa, những mất mát lớn nhất của con người có thể được đền bù phần nào để con người sống yên hơn, mà sống yên chính là một trong những mong ước lớn nhất của mọi con người…

    Có lẽ v́ thế, người ta dùng đến cả thuật "chiêu hồn nhập cốt", ở vùng quê tôi, từ hồi c̣n bé, tôi đă được dự buổi "chiêu hồn" như vậy. Nghi thức cũng đơn giản thôi. Gia đ́nh nào có người thân chết mất xác (không t́m thấy được thi thể), thường mời một "thày phù thủy" (pháp sư) đến làm lễ. Người ta kiếm một chiếc tiểu sành, đặt một h́nh nộm bằng một cây dâu vào đó làm "cốt", bên trên phủ một tấm giấy có ghi tên họ, quê quán… của người chết. Rồi thầy làm lễ mời hồn về nhập vào "cốt" và cử hành một lễ tang như thật, đưa chiếc tiểu từ nhà đến huyệt, có người thân mặc đồ tang đi theo. Chôn cất xong, người ta đắp lên một nấm mồ và coi nấm mồ giả ấy như một nấm mồ thật. Không biết hồn có về nhập cốt không, nhưng người trong gia đ́nh đúng là có nguôi đi nỗi thương xót ít nhiều.

    Với tất cả những thái độ và những nghi thức đối với cái chết nói trên, người Việt có phải là một tộc người có tôn giáo không ? Một số nhà nghiên cứu cho rằng người Việt không có tôn giáo. Trước đây, tôi cũng nghĩ như thế. Nhưng gần đây tôi thấy không hoàn toàn như thế. Không chỉ v́ ở Việt Nam hiện có những cộng đồng tôn giáo khá lớn, nhất là của KiTô giáo và Phật giáo. Mà ngay cả ở những người Việt không theo một tôn giáo nào, theo tôi, cũng mang một niềm tin nào đó mang màu sắc tôn giáo. Không chỉ niềm tin, c̣n có những nghi thức nữa. Bạn hăy vào bất cứ một ngôi nhà nào, bạn sẽ nh́n thấy ở những nơi trang trọng nhất hiện ra bàn thờ tổ tiên. Tin vào sự trường tồn của tổ tiên, thờ cúng tổ tiên là một phong tục lâu đời  không thể xóa bổ được của người Việt. (Nhân thể, xin nói rằng ngay cả những tôn giáo bài xích thờ cúng tổ tiên, nhưng để có chân đứng trên mảnh đất Việt Nam, cũng phải thừa nhận và cho phép sự thờ cúng vô cùng thiêng liêng này).

    Ngày xưa, bàn thờ tổ tiên được bài trí rất công phu. Những khám thờ với những chiếc bài vị ghi rơ tên họ các vị tổ tiên được thờ, đặt sau chiếc lư hương nghi nghút hương trầm và những cây đèn sang trưng, những bát hương cổ kính… Ngày lễ, ngày giỗ, con cháu quỳ lạy trước bàn thờ. Bây giờ, những bàn thờ tổ tiên được bày biện như vậy không c̣n mấy nữa, thay vào đó là những ban thờ bày biện đơn giản hơn, nhỏ hơn, nhưng không kém phần nghiêm túc và thiêng liêng.

    Đúng, thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo, nếu hiểu tôn giáo phải có giáo l và giáo hội chặt chẽ. Nhưng nếu hiểu tôn giáo như niềm tin sâu sắc của cá nhân và cộng đồng vào một cái ǵ thiêng liêng, siêu việt, như một hướng thượng của đời sống tâm linh con người, th́ tôi có thể nói chắc rằng thờ cúng tổ tiên cũng là một tôn giáo. Thứ tôn giáo này không thờ thượng đế mà thờ tổ tiên, không có giáo lí nào khác ngoài giáo lí "uống nước nhớ nguồn", không có giáo hội nào ngoài gia đ́nh và gia tộc. Có thể nó không cao siêu lắm nhưng không v́ thế mà không sâu sắc, không đi vào tiềm thức con người. Và chắc chắn nó là một tôn giáo hoàn toàn tự nguyện đối với những ai tin theo. Nếu cần đặt tệ cho tôn giáo này, có thể gọi đó là đạo Hiếu. Hiếu với tổ tiên là đạo lí cao nhất của tôn giáo này. Tổ tiên vừa thiêng liêng vừa thật gần gụi. Thương đế nằm ở ngoài ta, c̣n tổ tiên nằm ngay trong chính bản thân ta. Ḍng máu của ta chảy từ ḍng máu tổ tiên ta. (Nói theo ngôn ngữ khoa học hiện đại, cơ sở của sự thờ cúng tổ tiên là những hồi ức về di truyền c̣n được gọi là "Di truyền văn hóa").

Nguyễn Kiến Giang

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :