Dân Chủ Đa Nguyên
 

Dân chủ thật sự và sự đắc cử tổng thống Hoa Kỳ của ông Obama

Tôn Thất Thiện

    Cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ là một chuyển biến gây sôi nổi trên toàn thế giới. Không những nhân dân Hoa Kỳ, mà từ châu Âu sang châu Á và châu Úc, từ Trung đông đến châu Phi và Nam Mỹ, khắp nơi, từ những thành thị lớn đến ngay những xóm hẻo lánh, mọi người đều nao nức theo dỏi cuộc bầu cử từng ngày từng giờ, và đồng thanh la hét rầm trời  lúc TV loan tin Tiểu bang Ohio, một tiểu bang hằng được coi như một pháo đái của Đảng Cọng hoà, ngă về Obama, lúc 11.30 đêm (giờ New York = 5.30 AM giờ GMT) – Có nhiều người quá xúc động đă khóc.

    Obama đă thắng trong cuộc tranh cử  sơ khởi để chọn đại diện cho Đảng Dân Chủ  và đă đánh bại luôn đại diện của Đảng Cọng Hoà trong  những cuộc tranh cử rất gay go, dài và tốn kém. Lần đầu tiên một người Mỹ gốc Phi – thuờng được gọi là “negro” (da den) --  táo bạo đứng ra ứng cử để tranh chức vụ cao cấp nhất của một quốc gia mà không những đa số dân là người da trắng, mà c̣n là cường quốc số một thế giới.  Tổng thống Hoa Kỳ không những là ngựi có quyền lực nhất của Hoa Kỳ, mà cũng là người có nhiều quyền lực nhất thế giới. Obama là người da đen đầu tiên trong lịch sử nắm chức vụ đó!

    Không ai phủ nhận được rằng sự đắc thắng của Obama là một điều phi thường. Nhiều từ ngữ đă được dùng để mô tả sự phi thường đó. Hai từ  ngữ được dùng nhiều nhất là: “Unthinkable” (không tưởng tượng được) và “miracle” (phép lạ). Hai điều này  đă được báo chí và các đài truyền h́nh,  truyền thanh đề cập đến và b́nh luận rất nhiều và đầy đủ  nên ở đây  chỉ cần bàn xét một số khía cạnh không được dư luận để ư lắm, nhưng lại có tầm quan trọng rất lớn đối với các nước mà dân chúng say mê Obama và mơ  ước  được sống  cuộc  “American Dream” (ước mơ ǵ cũng được ), nhưng điều kiện lại rất khác điều kiện của Hoa Kỳ.

    Obama đă thắng vẻ vang nhờ thỏa măn được năm điều kiện chính:

    Điều kiện thứ nhất là biệt năng lôi cuốn dân chúng, điều mà học giả chính trị Tây phuơng gọi là “charisma” (sức hấp dẫn). “Charisma” là kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có: dáng bộ tự tin, ăn nói  lưu loát hùng hồn, lư luận trôi chảy có khả năng thuyết phục dễ dàng, khả năng gây tin tưởng. Đây là một biệt năng “Thiên phú” -- Trời cho --. Nhưng song song với “charisma” phải có những đức tính luyện tập: văn hoá cao và kiến thức rộng, óc phán xét tinh tường, tinh thần kỷ luật , ư chí kiên cường, tham vọng lớn, và óc tổ chức (sẽ được bàn chi tiết ở đoạn dưới). Obama là một nhân vật có tất cả những đức tính trên đây. Ông ta đă vận dụng tất cả các yếu tố thuận lợi đó để tạo cho ḿnh một cái thế mà không ứng cứ viên nào thuộc Đảng dân chủ có thể có được, kể cả bà Hillary Clinton, một ứng cử viên được coi như là có điều kiện để đoạt địa vị ứng cử viên chính thức của Đảng Dân chủ.  Ông  cũng đă thắng lớn trong cuộc tranh cử với ông McCain, đại diện của Đảng Cọng hoà, một cựu chiến binh được tiếng là “anh hùng dân tộc”, và một thuợng nghị sĩ có 23 năm thâm niên, trong khi ông không có thành tích quân sự và  là một thượng nghị sĩ chỉ có 3 năm thâm niên.

    Điều kiện thứ hai giúp ông Obama thắng cử là ông đă gặp thời vận tốt. Ông đă trở thành một anh hùng. Nhưng Obama là anh hùng đă tạo ra thời thế, hay thời thế đă tạo ra anh hùng Obama? Có thể nói là cả hai điều đều  đúng. Obama đă xuất hiện đúng thời; sau 8 năm cai trị của Tổng Thống Bush vả Đảng Cọng Hoà, dân chúng muốn có môt sự thay đổi v́ t́nh h́nh tồi tệ, và tháng 9 năm nay, Hoa Kỳ rơi vào một cuộc khủng khoảng trầm trọng: kinh tế suy sụp, hàng triệu người mất việc, hàng triệu người khác lo âu về sắp mất việc, và hàng trăm ngh́n người bị mất nhà. Cuộc khủng  khoảng này bùng nổ đúng vào giai đoạn gay cấn nhất trong cuộc tranh cử. T́nh h́nh này thuận lợi cho ông Obama.  Khẩu hiệu tranh cử  của ông là “Thay đổi”. Đồng thời ông cũng trấn an với khẩu hiệu “Hy vọng”. Hai điều này phù hợp với tâm trạng của cử tri. Obama  đă gặp thời vận tốt. Nhưng ông cũng đă rất khôn  khéo khai thác tối đa thời vận tốt này.

    Điều kiện thứ ba là: có  một tổ chức rất hữu hiệu. Obama  đă  dựng lên  được một tổ chức đại quy mô, một mạng lưới rộng mênh mông, bao trùm tất cả 50 Tiểu bang Hoa Kỳ, gồm rất đông nhân viên, mà phần lớn là người t́nh nguyện, có văn pḥng khắp nơi để vận động cử tri đi bỏ phiếu; đặc biệt là Obama dùng phương tiện truyền thông điện toán cập nhật nhất. Nhờ tổ chức như vậy nên Obama đă quyên được một số tiền khổng lồ (650 TRIỆU đô la; chỉ riêng tháng 9, được 150 triệu). Những số tiền đóng góp cá nhân nhỏ (5 hoặc 10, hoặc 20 đô la), nhưng số người đóng góp lên đến hơn 3 TRIÊU! Nhờ phương tiện tài chánh dồi dào nên Obama có thể đặt rất nhiều pḥng đại diện, ngay cả ở những nơi mà phe Dân Chủ thường đuợc coi là yếu, và ông ta đă  vung tiền ra dùng  TV để áp đảo đối phương.

    Ba điều kiện trên đây là điều kiện căn bản. Nhưng, nó không đủ  để  tạo cho một người da đen như Obama  cái thế cần thiết để đoạt chức Tổng Thống Hoa Kỳ, một quốc gia mà đa số dân là người da trắng và từ ngày sáng lập vẫn được coi là thuộc khối Tây phương. Cần phải có một điều kiện tiên quyết: một chế độ dân chủ thực sự, trong đó mọi công dân đều có thể tự do và an toàn bầu cho Đảng và người ḿnh thích, và ứng cử vào tất cả các chức vụ, kể cả chức vụ cao cấp nhất, là chức vụ Tổng Thống, mà không bị các tổ chức trá h́nh hay chính hiệu của nhóm cầm quyền-- mặt trận, đảng này đảng nọ mang danh nhân dân, Tổ Quốc, công an. mật vụ -- ngăn trở, đe dọa, hành hung, kết tội, cầm tù….

    Cuộc bầu cử ngày 4 tháng 11 vừa qua đă xảy ra một cách êm thấm: không có uy hiếp cử tri, không có gian lận trong việc đếm phiếu.  Điều đáng  ghi là Obama đă thắng lớn nhờ ông được sự ủng hộ của rất nhiều người da trắng. Và sự  đắc cử của ông ta cũng được những người da trắng thuộc phe Cộng Ḥa chấp nhận. Sự kiện ông ta, một người da đen, được trao chức Tổng Thống không gây sóng gió ǵ cả. Dân chủ thực sự  đă được mọi người Mỹ tôn trọng.

    Cuối cùng, sự đắc thắng của Obama cũng là kết quả của một cuộc đấu tranh kiên tŕ, gay go, kéo dài 150 năm, qua nhiều thế hệ. Obama xuất hiện đúng lúc t́nh thế đă chin muồi, lúc phong trào đ̣i Dân quyền coi như đă thắng. Khung cảnh của bài này không cho phép đi vào chi tiết của cuộc  đấu tranh. Ở đây chỉ nhắc lại vài mốc lớn của nó.

    Cuộc tranh đấu bắt đầu với cuộc Nội chiến 1861-1865 giữa các Tiểu bang Miền Bắc chủ trương bỏ chế độ lệ, và các Tiểu bang Miền Nam muốn duy tŕ chế độ đó. Năm 1863 Tổng Thống A. Lincoln tuyên bố mục tiêu chiến tranh là băi bỏ chế độ nô lệ, và sau khi Miền Bắc thắng, năm 1866 Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo Luật về Dân quyền. Luật  này không những băi bỏ chế độ nô lệ, mà c̣n coi tất cả những người sinh ra trên lănh thổ Hoa Kỳ là công dân Hoa Kỳ, một quyền mà trước đây họ không được hưởng. Nhưng cũng năm đó, những giới chống việc bải bỏ chế độ nô lệ lại lập ra tổ chức Klux Klux Khan (KKK). Tổ chức này phổ cập ở các Tiểu bang Miền Nam. Mục đích chính của nó là ngăn cản sự thăng tiến xă hội của người da đen và duy tŕ ưu thế (supremacy) của người da trắng. Họ dùng đủ mọi thủ đoạn hợp pháp -- luật lệ Tiểu bang --  và bất hợp pháp -- doạ nạt, uy hiếp, hành hung, ám sát --, để tạo một chế đô  kỳ thị (discrimination)  và  phân cách (segregation) triệt để giữa người da đen và người da trắng. Đặc biệt là “lynching” (xử treo cổ không có toà  phán án). Từ 1892 đến 1901 có 1856 vụ lynching , và từ 1900 đến 1920 có 1000 vụ. Về ám sát th́ cũng xảy ra rất nhiều vụ. Đặc biệt là vụ ám sát Mục sư Martin Luther King, lănh tụ phong trào tranh đấu đ̣i Dân quyền, ngày 4-4-1968, tại Memphis, Tiểu bang Missouri, trong  lúc ông  ta đọc diễn văn trong một hội họp lớn có mặt nhiều chính khách.

    Những sự uy hiếp, kỳ thị và phân cách trên đây tất nhiên gây chống đối và dẫn đến sự xuất hiện của một phong trào tranh đấu đ̣i Dân quyền. (Civil Rigkts Movement). Năm 1909 hội NAACP (National Association For the Advancement Of Coloured Peoples -- Hội Cải Tiến T́nh Trạng Người Da Đen Toàn Quốc-- ) được thành lập. Sau Thế Chiến II, và nhất là sau Chiến Tranh  Triều Tiên, phong trào đ̣i Dân quyền phát triển mạnh và mau. Trong số những sự kiện đáng ghi có hai chuyện sau đây.

    Năm 1955, tại Montgomery, Tiểu bang Alabama, một tiểu bang kỳ thị và phân cách nặng, Bà Rosa Parks từ chối  nhường chỗ dành cho người da trắng. Bà bị cưỡng bách đẩy xuống xe, đưa ra Toà và bị phạt. Bà kháng cáo, kiện hăng xe buưt và chính quyền địa phương lên Tối Cao Pháp Viện. Pháp Viện xử cho bà thắng, và ra lệnh cho chính quyền địa phương phải bải bỏ luật phân cách. Nhưng điều làm rung động dư luận là Bà, cùng Mục sư Luther King phát động một cuộc tẩy chay hăng xe buưt. Cuộc tẩy chay này được hưởng ứng rộng răi, kéo dài 381 ngày, và chỉ chấm dứt ngày được tin về quyết định của Pháp Viện. Ngay ngày sau đó, Bà và Mục sư King chễm chệ ngồi xe búyt ngay ở những hàng ghế dành cho người da trắng mà không bị phiền rầy ǵ nữa. Và khắp nơi trên Hoa Kỳ, lệ phân cách trắng đen trên xe buưt và các loại xe công cộng khác cũng hoàn toàn chấm dứt.

    Sự kiện đáng ghi thứ hai là sự thành công của phong trào tranh đấu đ̣i Dân quyền do Mục sư Martin Luther King phát động. Tháng 3 năm 1963, Mục sư King tổ chức một cuộc đi bộ từ Salma đến Montgomery, Tiểu bang Alabama, để yểm trợ cho phong trào tranh đấu đ̣i Dân quyền. Cuộc đi bộ này bị cảnh sát dùng hơi ngạt, roi, và dùi cui ngăn chận. 50 người bị bắt và bỏ tù. Trong đó có Mục sư King. Hành động của cảnh sát gây rúng động trong dư luận và ngay cả trong chính giới Hoa Kỳ, trong đó có Tổng Thống Kennedy và em ông, Robert, lúc đó giữ chức Bộ trưởng bộ Nội Vụ. Tháng 5 năm đó, Mục sư King lại tổ chức một cuộc đi bộ lớn hơn nữa, lần này thẳng vào thủ đô Wahsington, cũng để yểm trợ phong trào đ̣i Dân quyền. Cuộc đi bộ này được 250.000 ngựi tham gia, nhưng không bị chính phủ cấm đoán. Trái lại. Kết quả là Tổng Thống Kennedy quyết định đưa ra một đạo luật chấm dứt các cuộc kỳ thị v́ lư do chủng tộc, màu da, tôn giáo, hay nơi sinh. Ông không kịp làm việc này v́ ông bị ám sát tháng 11, 1963. Nhưng Tổng Thống L.B.Johnson, người kế vị ông, đă kư luật này vào tháng 2, năm 1964. Sự thông qua đạo luật này là một bước dài trên đường chấm dứt t́nh trạng kỳ thị phân cách đối với người da đen Mỹ. Sự chấm dứt này được hoàn tất với đạo luật cấm kỳ thị trong việc mua bán nhà do Tổng Thống Johsnon kư tháng 11, 1968. Một điều đáng ghi ở đây là Quốc hội Hoa Kỳ quyết định ngày  4-4-1968, ngày Mục sư  King bị ám sát,  là một ngày Quốc lễ. Phần khác, những cuộc tranh đấu đ̣i Dân quyền đều mang tính cách bất bạo động.

    Sự kiện phong trào tranh đấu đ̣i Dân quyền càng ngày càng lan rộng và càng táo  bạo, nhưng không bạo động, gây ảnh hưởng lớn trong dư luận, mà ngay cả về thái độ của các giới chính trị Hoa Kỳ, buộc  họ lấy một số quyết định nhằm nới rộng  dân quyền. Năm 1948 Tổng Thống Truman kư Quyết định chấm dứt phân cách trong quân đội Hoa Kỳ và trong các cơ quan hành chánh Hoa Kỳ. Tháng 10, năm 1952, Đại học Missisipi thâu nhận sinh viên da đen đầu tiên.Năm 1957 Tổng Thống Eisenhower dùng quân đội bảo vệ một số học sinh da đen vào một trường Trung học ở Little Rock, Alabama, bị Thống đốc ở đó cấm đoán. Năm 1963, như đă kể ở  đoạn trên, các cuộc biểu t́nh do Mục sư Luther King tổ chức không bị Tổng Thống Kennedy cấm đoán. Tháng 8, năm 1964, Tổng Thống Lyndon Johnson kư đạo Luật cấm kỳ thị v́ chủng tộc, màu da, tôn giáo hay nơi sinh. Tháng 8, năm 1965, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo Luật về Quyền bầu cử. Tháng 12, 1967, Tối cao pháp viện Hoa Kỳ phán quyết rằng việc cấm hôn nhân giữa người khác chủng tộc nhau là bất hợp hiến. Tháng 4, năm 1968, Tổng Thống Johnson kư dạo Luật về Dân Quyền cấm kỳ thị trong sự bán nhà, cho thuê nhà, hay cho vay tiền để mua nhà. Cũng năm đó Quốc hội Hoa Kỳ thông qua quyết  định coi ngày 4/4/1968, ngày Mục sư Luther King bị ám sát, là một ngày Quốc lễ.

    Từ 1960 trở đi, t́nh trạng kỳ thị, phân cách, uy hiếp, cắt giảm quyền của người da đen ở Hoa Kỳ coi như chấm dứt hẳn, và người gia đen có thể hy vọng nắm giữ tất cả các chức vụ trong quốc gia Hoa Kỳ, kể cả những chức vụ cao nhất. Thực tại đă chứng minh điều này.

    Người  Mỹ gốc châu Phi dần dần được bổ nhiệm vào những chức vụ cao cấp nhất của  các ngành Tư pháp, Lập pháp, Hành pháp Hoa Kỳ. Người thuộc gốc châu Phi được bầu làm thị trưởng, ngay cả các thị xă lớn như Chicago, Los Angeles, và ngay cả Wahsington, cũng như số dân biểu Hạ viện gốc Phi càng ngày nhiều. Về Thượng viện th́ năm 2003 thượng nghĩ sỹ gốc châu Phi đầu tiên. xuất hiện. Đó là ông Obama. Về Tư pháp, năm 1967 ông Thurgood Marshall, một người gốc châu Phi, được cử vào Tối cao Pháp viện. Năm 1991, một người khác thuộc gốc châu Phi, ông Clarence Thomas, cũng được bổ nhiệm vào cơ quan đó. Về Quân sự và Ngoại giao, năm 1997, Tướng Colin Powell là người da đen đầu tiên  được bổ nhiệm làm Trưởng ban của Ban Tổng tham trưởng  Liên quân, chức vị sự cao nhất của Quân lực Hoa Kỳ. Sau đó, năm 2003, ông lại được bổ nhiệm làm Bộ truởng Ngoại giao. Ngưới  kế vị ông, bà Condolezza Rice, lại cũng là một người da đen. Như vậy, người gốc Phi Châu đă được nắm tất cả các chức vị cao nhất của quốc gia Hoa Kỳ, trừ chức vị Tổng Thống. Năm 1984 và 1988 Mục sư Jessie Jackson ra ứng cử vào chức vị này, nhưng không thành công. T́nh h́nh lúc đó chưa chin mùi. Nhưng ngày 4/11/2008 ông Obama đă dành được chức vị này, qua một cuộc bầu cử tự do, dân chủ.

    Qua những điều đă nêu ở trên, chúng ta thấy rơ rằng  sự đắc cử của Obama là kết  quả của năm điều kiện: 1/charisma,  2/ thời vận thuận lợi, 3/ một tổ chức hữu hiệu, 4/ một chế độ dân chủ thực sự, 5/ một cuộc tranh đấu kiên tŕ. Thiếu một trong những điều kiện này th́ khó mà thành công. Nhưng rơ ràng rằng trong năm điều kiện này, điều kiện tiên quyết là phải có dân chủ thực sự.

     Hoa Kỳ được điều kiện trên đây nhờ sự sáng suốt của mấy vị “founding fathers” (người sáng lập) sau khi dành được độc lập, năm 1776. Họ đă thảo một Hiến pháp với những bảo đảm vững chắc cho dân chủ, đặc biệt là tự do ngôn luận, quyền ứng cử và bầu cử, và độc lập của Tư pháp. Nhờ đó mới có “American Dream” và  “phép lạ Obama”.

    Làm sao cho nước ḿnh cũng có được “American Dream” và “phép lạ Obama” là một vấn đề cần được các giới tranh đấu cho tự do dân chủ suy ngẫm và… giải đáp.

Ottawa, tháng 11, năm 2008

Tôn Thất Thiện

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :