Dân Chủ Đa Nguyên
 

Sự h́nh thành hệ thống lưỡng đảng ở Hoa Kỳ

Phạm Hồng Sơn

(phần 2)
    Thomas Jefferson và Alexander Hamilton có những ư tưởng trái ngược nhau về cách thức điều hành quốc gia. Chính sự mâu thuẫn của họ đă giúp tạo nên hệ thống chính trị lưỡng đảng của Mỹ.

    Đảng Người Liên bang, do Bộ trưởng Tài chính Alexander Hamilton lănh đạo, ủng hộ cho một chính quyền trung ương mạnh với một tổng thống uy lực và một hệ thống ṭa án kèm theo. Người Liên bang cho rằng những người giàu và có địa vị xă hội nên giữ vai tṛ lănh đạo đất nước. Vào đầu những năm 1790, Người Liên bang đă tạo được ảnh hưởng khiến cho những lănh đạo quốc gia Mỹ là những người như thế.

    Đảng Người Liên bang giành được quyền kiểm soát Quốc hội. Họ cũng có ảnh hưởng lớn đối với Tổng thống đầu tiên, George Washington.

    Trong khi Đảng Người Cộng ḥa, do Bộ trưởng Ngoại giao Thomas Jefferson lănh đạo, lại không muốn một chính quyền trung ương mạnh đến mức với những quyền lực không giới hạn. Người Cộng ḥa cho rằng sẽ tốt hơn nếu quyền lực chính trị được phân tán vào trong dân chúng.

    Hai Đảng đều thực hiện luận chiến trên những tờ báo của đảng. Các sử gia cho rằng chính Hamilton là tác giả của phần lớn các bài luận chiến trên tờ báo Người Liên bang. Trong khi Jefferson, theo các sử gia, chỉ đóng vai tṛ tư vấn cho tờ báo Người Cộng ḥa.

    Cả hai tờ báo đều cho đăng những bài báo vô danh nhằm công kích phía bên kia. Và cả hai cùng cho đăng những câu chuyện không có thực. Thỉnh thoảng  có cả những bài công kích cá nhân. Nhiều người cảm thấy hai vị bộ trưởng đă đi quá giới hạn của một cuộc tranh luận về những vấn đề chung của xă hội.

    Khi gần hết nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên, George Washington nhận được một lá thư của Jefferson. Trong thư, vị Bộ trưởng Ngoại giao xin từ chức. Jefferson nói rằng ông không đồng ư với phần lớn các chính sách điều hành và quan điểm ngoại giao của chính phủ. Jefferson không nhắc đến tên Hamilton. Điều đó không cần thiết v́ Washington hiểu ngay, chính Hamilton là người đă chủ trương các chính sách đó.

    Vị Tổng thống đă cố gắng dàn ḥa hai người. Washington yêu quí và tôn trọng cả hai. Ông hiểu rằng đất nước non trẻ cần tài năng của cả hai con người đó. Tuy nhiên, sự bất đồng đă đi quá xa, vượt quá vấn đề bất đồng của hai cá nhân mạnh mẽ. Đó là cuộc đấu của hai triết lư khác nhau hoàn toàn về việc quản lư đất nước.

    Wasington không dàn ḥa nổi hai người. Nhưng Jefferson đă rút lại quyết định từ chức. Trong một bức thư gửi con gái, Jefferson viết:”Những công kích cha đă làm thay đổi quyết định mà cha đă nghĩ là không thể thay đổi. Cha phải ở lại để đấu tranh.”

Khi đó, ư tưởng về các đảng chính trị là những điều c̣n mới mẻ ở Mỹ. Lúc đó không có luật nào chỉ rơ các đảng được hay không được làm cái ǵ. Cũng không có các hạn chế các thành viên chính phủ trong các hoạt động chính trị. Do đó, trong khi vẫn đảm trách công việc Bộ trưởng Ngoại giao, Jefferson bắt đầu vận động để đưa người của ḿnh vào Quốc hội. Ông cho rằng đó là cách duy nhất để đánh bại Hamilton. Tổng tuyển cử đă được lên kế hoạch vào năm 1792.

    Lúc đó không có bất đồng ǵ về vị trí lănh đạo cao nhất của nước Mỹ. Mọi người  đều muốn George Washington giữ thêm một nhiệm kỳ Tổng thống. Nhưng, nhiều người Cộng ḥa thấy không nên để John Adams tiếp tục làm phó Tổng thống. Adams là một người yêu nước và cần mẫn phục vụ đất nước, nhưng ông ta không phải là người có đầu óc dân chủ. Adams không giấu diếm quan điểm cho rằng những người sinh ra trong các gia đ́nh quyền quí nên trở thành lănh đạo đất nước.

    Người Cộng ḥa đă t́m thấy một lư do để chống lại Người Liên bang. Chính sách tài chính của Hamilton đă tạo điều kiện cho các chủ ngân hàng và những người cho vay có thể đầu tư vào mọi lĩnh vực. Một quan chức cao cấp của Bộ Tài chính đă thực hiện một phi vụ kinh doanh bằng những thông tin riêng của Bộ. Việc đầu tư của người này đă gặp khó khăn và sau đó thất bại. Sự thất bại đó đă gây ra một loạt các thất bại khác, dẫn đến sự suy sụp tài chính ở New York, trung tâm tài chính nước Mỹ.

    Người Liên bang có cơ sở rất mạnh ở vùng Đông-Bắc. Trong khi Người Cộng ḥa có sức mạnh ở khắp mọi nơi. Người Cộng ḥa đă giành được thế mạnh trong Hạ viện sau Tổng tuyển cử năm 1792. Tuy nhiên, Người Cộng ḥa đă không thắng trong cuộc tranh cử chức Phó Tổng thống. Một lần nữa, John Adams lại giữ vị trí Phó Tổng thống. Kết quả này có thể là do nhiều người Mỹ lúc đó nghĩ rằng Tổng thống Wasington vẫn muốn John Adams tiếp tục phụ tá cho ông. Nhưng, lần này Adams chỉ hơn các đối thủ khác rất ít phiếu. Có bốn bang đă bỏ phiếu cho George Clinton – một người thuộc Đảng Cộng ḥa ở New York. Một bang bỏ phiếu cho Jefferson cho dù ông không ra ứng cử.

    Năm 1793 bắt đầu xuất hiện những biến đổi quyền lực của Alexandre Hamilton. Người Cộng ḥa ở Hạ viện chất vấn các kế hoạch tài chính của Hamilton. Tại sao Bộ trưởng Tài chính đă từ chối cung cấp cho Quốc hội các chứng cứ, tài liệu liên quan đến các chương tŕnh vay, cho vay và đánh thuế?

    Trong suốt bốn năm, Hạ viện đă thông qua tất cả các dự luật do Hamilton đề xuất mà không được nghe giải tŕnh. Theo Hamilton, đó là cách duy nhất để quản lư đất nước. Bây giờ chính là lúc Hạ viện cần phải biết nhiều hơn nữa.

    Hamilton đă coi chất vấn đó là một xúc phạm. Ông đáp lại ngay. Hamilton đă làm bốn bản giải tŕnh về các hoạt động của Bộ Tài chính. Người Cộng ḥa nghiên cứu kỹ các bản giải tŕnh đó để ḥng chứng minh Hamilton và Người Liên bang đă dối trá. Nhưng không một chứng cứ nào như thế được t́m thấy.  Người Cộng ḥa không kết tội được Hamilton đă biển lận tiền bạc cho bản thân, và họ đă chuyển tấn công sang các lĩnh vực khác. Ví dụ, họ cho rằng Hamilton đă không tuân theo chỉ đạo của Tổng thống Washington trong việc xử lư các khoản vay nước ngoài, Hamilton đă trả lăi suất quá cao cho Ngân hàng Quốc gia Mỹ và đă không tuân thủ chặt chẽ các luật (đă được Quốc hội thông qua) liên quan đến chi tiêu ngân sách của chính phủ.

    Người Liên bang trong Quốc hội cũng đáp trả các cáo buộc. Người Liên bang luôn lên tiếng rằng Người Cộng ḥa không thể chứng tỏ Bộ trưởng Tài chính đă phạm luật trong bất cứ hành động nào.

Nỗ lực phế truất Hamilton ra khỏi Quốc hội đă thất bại. Nhưng Hamilton lại sẵn sàng ra đi. Hamilton cảm thấy hài ḷng với công việc mà ông đă thực hiện. Hơn bất kỳ ai khác, Hamilton là người đă định h́nh các chính sách cho nước Mỹ trong suốt năm năm đầu tồn tại (kể từ khi có Hiến pháp-ND). Hamilton tin rằng quốc gia non trẻ sẽ tiếp tục được điều hành bởi các quan điểm chính trị mà ông đă khởi xướng và ủng hộ. Hamilton trở về New York, làm luật sư và dành nhiều thời gian hơn cho gia đ́nh.

    Đa phần dân chúng Mỹ lúc đó không quan tâm đến những cuộc tranh căi giữa Đảng Người Liên bang và Đảng Người Cộng ḥa về những vấn đề như Ngân hàng Quốc gia Mỹ. Nông dân và người lao động chân tay không hiểu các vấn đề kinh tế. Nhưng đối với cuộc Cách mạng Pháp lại là một vấn đề khác.

    Người Liên bang phản đối cuộc Cách mạng Pháp. Họ lên án việc sử dụng bạo lực và hành động xử tử vua và nữ hoàng. Người Liên bang cũng muốn có quan hệ kinh tế, chính trị tốt hơn với nước Anh. Trong khi đó, Người Cộng ḥa lại chào đón cách mạng. Họ cho rằng đó là cuộc đấu tranh v́ tự do và dân chủ - y như họ đă đấu tranh chống lại người Anh. Hơn nữa, Người Cộng ḥa cho rằng nước Anh không phải là bạn của Mỹ.

    Nước Anh đă vi phạm hiệp ước ḥa b́nh đă được kư giữa hai nước khi vẫn cố chiếm giữ đất ở phía tây nước Mỹ. Nước Anh vẫn dùng tiền ḥng xúi giục người Da đỏ bản địa hạ sát người nhập cư da trắng. Nước Anh vẫn bắt cóc thủy thủ Mỹ để làm lính trên các chiến hạm Anh.

    Cuộc Cách mạng ở Pháp đă đưa nước Mỹ vào một t́nh thế khó khăn. T́nh h́nh càng khó khăn hơn khi các hoàng gia châu Âu cùng gửi quân sang để chống lại nước cộng ḥa non trẻ mới được thành lập ở Pháp. Nước Mỹ trước đó đă có một hiệp ước với Pháp, có qui đinh rằng Mỹ sẽ giúp đỡ Pháp khi Pháp bị tấn công. Song, Tổng thống Washington đă xác quyết là Mỹ không nên tham dự vào chính sự ở châu Âu. Và Washington đă tuyên bố Mỹ sẽ trung lập.

    Lời tuyên bố đó là một chiến thắng cho Người Liên bang. Họ vẫn c̣n giữ được ảnh hưởng lớn đối với Tổng thống Washington. Nhưng t́nh h́nh sẽ ra sao sau năm 1796? Nhiệm kỳ hai của Washington sẽ kết thúc vào năm đó. Trong khi Washington đă tuyên bố trước đó là ông sẽ không ra tranh cử nữa. Vào lúc đó, Hiến pháp Mỹ chưa giới hạn số nhiệm kỳ của Tổng thống. Nhưng George Washington cảm thấy hai nhiệm kỳ là đă đủ.

Phạm Hồng Sơn

chuyển ngữ theo sự cho phép của VOA.

Tháng 12/2008

(Nguồn:This is program #31 of :

THE MAKING OF A NATION,

http://www.voanews.com/specialenglish0 )

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :