Vấn Nân Đất Nước
 

Không thể tiếp tục “sống lẹm” vào tương lai

Nguyễn Trung

    20 người chết, thiệt hại nhiều ngh́n tỷ đồng… những thiệt hại về người và của trong cả nước qua trận mưa kéo dài trên diện rộng lần này c̣n lớn hơn thế nhiều. Ngoài thiên tai, trong các tổn thất xảy ra hôm nay có nguyên nhân chúng ta hôm qua đă sống lẹm vào hôm nay, quên mất việc sống hôm nay phải nghĩ đến ngày mai.

    Nh́n trời nước mênh mông giữa thủ đô Hà Nội, với các con số 20 người chết, thiệt hại nhiều ngh́n tỷ đồng chưa thống kê được…, những thiệt hại về người và của trong cả nước qua các trận mưa kéo dài trên diện rộng lần này c̣n lớn hơn thế nhiều.

Nỗ lực chống đỡ của nhân dân rất lớn, song vẫn nhỏ nhoi làm sao so với tàn phá của thiên tai! Trong nỗi đau ḷng về những mất mát, v́ nhiều lẽ tôi vẫn thấy khó kiềm chế cảm giác “hănh diện”(tức giận và xấu hổ) của ḿnh, bởi v́ không thể đổ hết mọi tội lỗi cho ông trời và cái nghèo..  

    Tai nạn do thiên tai hôm nay - ngoài ông trời ra - c̣n có phần đóng góp đáng kể của hôm qua: những yếu kém của con người, xă hội và bộ máy nhà nước - từ những yếu kém trong tư duy, quy hoạch phát triển và các phương sách pḥng chống thiên tai, đến quy hoạch kết cấu hạ tầng, đến các yếu kém của từng cá nhân hay tập thể con người về ư thức trách nhiệm, t́nh trạng thực thi pháp luật, thái độ tác trách mọi dạng, nạn phá rừng, sự lười biếng, dốt nát, tính ỷ lại... Ngày qua ngày những yếu kém này cứ rả rích tích tụ lại, ngưng đọng lại thành hệ quả lớn.

    Nói như trên không phải là vơ đũa cả nắm để rồi ḥa cả làng. Hoàn toàn không như vậy.

    Sống lẹm vào tương lai?

    Hăy thử tự vấn với ư thức tổn thất thiên tai hôm nay có đóng góp hôm qua của con người:

    Năm này qua năm khác pḥng chống mưa, lũ, lụt, băo chẳng lẽ không gợi ư ǵ cho những người làm chính sách, làm quy hoạch, làm công tác quản lư, làm khoa học & công nghệ... một cách nghĩ khác, một phương thức khác cho việc từng bước hạn chế, chế ngự thiên tai hay sao? Những cố gắng đă làm đă đủ chưa, c̣n thiếu việc ǵ? có cách nào làm khác không, làm tốt hơn không?... Tại sao năm sau lại cứ phải tiếp tục chống y hệt như các năm trước, lặp lại các việc của năm trước? Không có một phương thức nào khác hơn, một cách làm khác hơn hoặc chủ động hơn hay sao? Những việc đă làm được đă làm hết sức chưa?

    Sự đóng góp vào tổn thất thiên tai hôm nay từ t́nh trạng yếu kém trong thực thi pháp luật hôm qua lên tới mức độ nào - ở mỗi cơ quan, mỗi cán bộ, ở mỗi địa phương, mỗi người dân? Kể từ những hành động của người dân - ví dụ như nạn phá rừng, vi phạm các công tŕnh công cộng..; đến những việc làm phi pháp của cán bộ - ví dụ như quy hoạch sai, ăn bớt kết cấu hạ tầng, lấp và lấn chiếm hồ chứa nước và các công tŕnh thoát úng để ăn cắp đất, các công tŕnh kém chất lượng...

    32 năm trong ḥa b́nh rồi, nước ta đă có được một chiến lược thủy lợi đúng đắn, nhất quán, có tính khoa học cao và khả thi cao hay chưa? Đă dành cho chiến lược thủy lợi nhất thiết phải có của một quốc gia vùng nhiệt đới như nước ta những nỗ lực thỏa đáng hay chưa? Đă có sự quan tâm đúng mức của người đương thời, của hôm nay về trách nhiệm đối với ngày mai trong vấn đề thủy lợi và trị thủy vô cùng hệ trọng này? 

    Hay là chúng ta đang sống trong t́nh h́nh: bóc ngắn cắn dài, kẻ ăn ốc kẻ đổ vỏ; đời cha ăn mặn đời con khát nước, bước phát triển trước rào đường bước phát tiển sau?...v.v.... Cần tự vấn câu hỏi này trên tất cả mọi phương diện tài nguyên, môi trường, quy hoạch phát triển, vấn đề xây dựng con người, xây dựng thể chế và bộ máy quản lư nhà nước...

    Chiến lược trị thủy mới

    Hàng năm tham nhũng lăng phí, chi tiêu sai, đầu tư sai làm thiệt hại một khối lượng của cải khổng lồ. Giả thiết rằng hàng năm giảm được 1/3,1/4 hay 1/5 những tổn thất này để đưa vào làm các công tŕnh thủy lợi hay trị thủy, quy hoạch lại các vùng dân cư phải đương đầu với lụt băo và sụt lở, coi phát triển kết cấu hạ tầng cho bố trí lại các vùng dân cư, cho thủy lợi và trị thủy cũng là nhiệm vụ chiến lược; kiện toàn và xây dựng mới những công tŕnh lưu trữ nước phân bổ đồng đều qua các mùa cho cả quốc gia.., bớt những đầu tư hoành tráng để có thêm nguồn lực cho những nhiệm vụ này với tinh thần tích tiểu thành đại... Làm như thế, t́nh h́nh liệu có được dần dần cải thiện không? Những việc này có nên làm không? Có đáng dành quyết tâm và nỗ lực thỏa đáng cho những nhiệm vụ này không?

    Là quốc gia vùng nhiệt đới có lượng mưa dồi dào, địa thế và kiến tạo đất đai cơ bản là thuận lợi, thế nhưng bên cạnh thiên tai lụt băo khốn khổ chúng ta c̣n có nạn thiếu nước ngọt trầm trọng cho con người và cho phát triển kinh tế. Làm ǵ đảo ngược mâu thuẫn ác nghiệt này thành một thuận lợi to lớn về nguồn tài nguyên quư này? Cần phải có hay không một ư chí đảo ngược mâu thuẫn này?...Hay là kệ cho đời cua cua máy, đời cáy cáy đào?...

    Giả định rằng năm này qua năm khác, đời này qua đời khác, kiên tŕ mỗi năm thêm một hai công tŕnh hay một hai bước tiến trong vấn đề thủy lợi nói chung và trong vấn đề trị thủy nói riêng, làm việc nào được dứt điểm việc nấy, không trống đánh xuôi kèn thổi ngược, trong tổng thể một chiến lược thủy lợi đúng.., t́nh h́nh sẽ có được cải thiện hơn không?

    Vấn đề thủy văn, thủy lợi và trị thủy của nước ta có đặt ra vấn đề ǵ mới cho chiến lược phát triển kinh tế - xă hội của đất nước hay không? Có cần phải xem lại vấn đề nào không- - nhất là các chủ trương chính sách hiện hành về khai thác các nguồn nước, thủy lợi, trị thủy, nạo vét sông lạch... trong t́nh h́nh đẩy nhanh quá tŕnh công nghiệp hóa, đô thị hóa? Hôm nay có trách nhiệm ǵ và như thế nào với ngày mai? Hôm nay chẳng lẽ không có trách nhiệm ǵ với ngày mai?

    C̣n nhiều câu hỏi khác có thể và cần phải đặt ra.

    Một câu trả lời nghiêm túc và chung nhất cho mọi câu hỏi có thể là: “Ngoài thiên tai, trong các tổn thất xảy ra hôm nay có nguyên nhân chúng ta hôm qua đă sống lẹm vào hôm nay!” 

    Đất nước gấm vóc được như hôm nay là nhờ sự cống hiến của các thế hệ suốt chiều dài hơn hai ngàn năm hôm qua. Trên thế giới cũng nhiều gương sáng “sống hôm nay v́ ngày mai!”.

    Xin hăy coi trận lụt hôm nay trong cả nước là cảnh báo cho ngày mai. Nghĩ được như thế, mỗi người Việt Nam chúng ta - từ lănh đạo cao nhất đến người dân thường - sẽ t́m được cách ứng xử “hănh diện” (không phải tự thẹn) với chính ḿnh.

  Nguyễn Trung

                      ( nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan )

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :