An ninh

 

  Cao Huy Thuần

(Tiếp theo và hết)

 

Cứ xem con số th́ thấy: năm 1995, trị giá các dự án đầu tư của họ chỉ vỏn vẹn 20 triệu Mỹ kim; năm 1999, con số đă lên 192,69 triệu nhưng chưa thấm vào đâu so với con số trong khoảng 2000-2005. Bao nhiêu? Hơn 17 tỷ![24] Nghĩa là ǵ? Là hàng hàng lớp lớp công nhân ta, trăng treo đầu cuốc xẻng, vượt biên làm nghĩa vụ xoá đói giảm nghèo, xoá luôn biên giới, huynh đệ nhất gia mà lị. Bao nhiêu? Bao nhiêu xin yimin có mặt hiện nay tại Miến Điện? Có tác giả ước đoán: một triệu.[25] Chỉ riêng cái đồn điền mía do người Trung Quốc khai thác giữa vùng núi của dân tộc Shan ở phía bắc, giáp giới với thành phố Ruili của Trung Quốc, đă mang vào Miến Điện 5000 công nhân từ bên kia biên giới. Chẳng lẽ Miến Điện thiếu nông dân đến thế sao? [26] Một tác giả khác, cũng chuyên gia về Miến Điện, vuốt trán: “Di dân ngày nay được thực hiện trên một quy mô rộng lớn chưa bao giờ thấy ở Đông Nam Á”. Ngước mắt lên hỏi ông trời: “Di dân cổ điển hay là chiến lược xâm chiếm?”[27]

Lại sát nách với ta, phải kể thêm Campuchia, cũng nằm trong cùng một quan tâm chiến lược. Cũng thế thôi! Trung Quốc đang là nước đầu tư số một, viện trợ số một năm 2008. Con số chính thức do Tân Hoa Xă công bố là 5,7 tỷ Mỹ kim từ 1994 đến 2008, hơn 20% tổng số đầu tư trực tiếp ngoại quốc FDI. Tổng số viện trợ của quốc tế năm 2008 là 951,5 triệu Mỹ kim, một ḿnh Trung Quốc đă chi 257 triệu.[28]

Lại cũng vậy, đầu tư của Trung Quốc đổ vào thủy điện, hầm mỏ, lâm sản, thăm ḍ dầu khí, cầu cống, đường sá, chế biến nông phẩm. Công ty Trung Quốc là những tay đầu tư chủ yếu ở đặc khu kinh tế mới phía nam cảng Sihanoukville. Cuối 2008, Trung Quốc tuyên bố sẽ tài trợ xây dựng một đường rầy xe lửa trị giá 5 triệu Mỹ kim nối Phnom Penh với Việt Nam. T́nh cờ chăng, Trung Quốc vừa hứa giúp trang thiết bị và kỹ sư để xây đường vào tận rừng rậm phía bắc Siem Reap th́ lập tức các công ty lớn của Trung Quốc đâm đơn khai thác quặng sắt nghe nói là đầy hứa hẹn tại đấy. Ai đi qua thủ đô xứ ấy xin dừng chân trên đại lộ Mao Trạch Đông để ngắm nghía đại sứ quán Trung Quốc xây mới toanh, uy nghi và hoành tráng.[29]

Vắt cho bằng hết nguyên liệu, Trung Quốc cũng thúc Campuchia vắt kiệt môi trường, đất đai. Ví dụ điển h́nh là quyết định năm 2004 của chính phủ Campuchia nhượng cho tập đoàn bản xứ Pheapimex và đối tác tổ hợp Trung Quốc Wuzhishan đặc quyền khai thác 10.000 hecta đất tại tỉnh Mondulkiri để trồng thông. Căng thẳng giữa một bên là công ty Trung Quốc liên tục t́m cách lấn chiếm thêm đất đai một cách bất hợp pháp và bên kia là dân chúng Campuchia cô thế t́m mọi cách để bảo vệ nhà cửa và môi trường sống của ḿnh, dẫn đến tranh chấp, chống đối rồi đàn áp.[30] Một đặc nhượng đất đai lớn khác, khoảng 3000 hecta, tọa lạc trong một vùng ưu đăi, dường như vừa được cấp cho công ty xây dựng Trung Quốc YeejiaTourism Development: “Hun Sen rơ ràng muốn được có và được thực hiện những dự án Trung Quốc”.[31] Nói như nhiều người thường tố cáo ông rằng Hun Sen “chiều lụy Trung Quốc” hơi nhiều![32]

Nhưng đại công tŕnh đáng để ư nhất của Trung Quốc ở Campuchia là việc ngăn nước sông Mêkông xây đập thủy điện. Tôi mượn một câu tả t́nh tả cảnh của một quan sát viên để hiểu vấn đề của người dân, ở đây là anh nông dân Phorn: “Vạch cỏ qua một bên, Phorn chỉ vào tảng đá dựng lên để làm dấu. “Công nhân Trung Quốc đến đây và đặt tảng đá ở đấy”. Vài thước trước mặt, nước sông Mêkông rộng lớn nhuộm bùn xoáy trôi. Hỏi anh ta có biết tảng đá ấy dùng để làm ǵ không, anh gật đầu, chỉ tay vào ḷng sông: “Người Trung Quốc muốn xây một cái đập ở đấy””.[33]

Nếu đập được xây th́ sao? Th́ cái nhà của anh nông dân và cả cái làng nghèo ấy sẽ biến mất dưới cái hồ khổng lồ do cái đập tạo nên. Trung Quốc, theo lời tường thuật của quan sát viên ấy, đang “thúc đẩy một cách xâm lược” việc xây dựng hàng loạt các đập thủy điện ở Căm puchia, nhiều đập dọc theo sông Mêkông. Ở thượng nguồn, ai cũng biết, Trung Quốc đă xây một chuỗi đập, thay đổi lưu lượng của sông, gây tác hại cho các nước ở hạ nguồn về sinh thái, về môi trường, về nguồn cá, về lũ lụt, về mất rừng bảo hộ. Trên 80% của số dân 70 triệu trong vùng sống nhờ sông Mêkông, đông nhất là ở Campuchia và miền nam Việt Nam. Nhưng mà này, anh Phorn, dân Vân Nam và Tứ Xuyên chúng tôi cũng đông vậy, và chênh lệch giàu nghèo giữa các tỉnh ấy với các tỉnh duyên hải phía đông chẳng phải là nguy hiểm cho ổn định xă hội của Trung Quốc hay sao? Cho nên ở đâu xây đập được là ta cứ xây, ở thượng nguồn th́ đem lợi ích cho Vân Nam, ở hạ nguồn th́ phát triển kinh tế cho hàng xóm nghèo, đại công tác vi quư, môi trường thứ chi, xă hội vi khinh.

Vấn đề là con cá sống nhờ nước và dân Campuchia sống nhờ con cá. Con cá không có lụt dâng đúng chu kỳ mỗi năm để vào đẻ th́ dân Campuchia ăn cái ǵ? Chuyện thượng nguồn là chuyện của chính phủ, chính phủ im miệng th́ dân cũng đành chịu thua. Nhưng chuyện hạ nguồn th́ chạm thẳng vào mặt của dân, cho nên đập nào xây cũng gây lộn xộn. Mà đă lộn xộn th́ dân chúng đổ bất b́nh vào mặt công nhân Trung Quốc. Như ở Nam Mỹ. Như ở Phi châu. Như ở Algerie. Có điều là khác ngày xưa, ngày nay  Trung Quốc bắt đầu bảo vệ công dân của ḿnh ở nước ngoài: tháng 4-2006, chính phủ Bắc Kinh dùng máy bay chở hơn ba trăm công nhân bị dân chúng đảo Solomon, giữa Thái B́nh Dương, nổi loạn tấn công, dấy lên một cao trào bài Hoa bạo động. Ngày nay, không phải như ngày xưa, di dân Trung Quốc biết ḿnh được bảo vệ, lại hănh diện là công dân của đại cường, tiền nhiều, sức mấy mà họ nhũn. Vả chăng, việc ǵ mà nhũn? Ḥa nhập kinh tế chẳng phải là cái hướng anh em chúng ta đều cùng nhắm đến và cùng bước tới đó sao? Ḱa xem Âu châu: tư tưởng tự do qua lại, hàng hóa tự do qua lại, dân chúng tự do qua lại. Th́ ta cũng vậy: hàng hàng qua lại, người người lại qua!

Có tiền, mua được cả lịch sử. Vừa mới đây thôi, Hun Sen coi Trung Quốc là kẻ thù đáng tởm. Bây giờ, năm 2006, đặt chân lên Bắc Kinh thăm viếng chính thức, cũng Hun Sen ấy tuyên bố trước Ôn Gia Bảo: “Trung Quốc là người bạn đáng tin cậy nhất của Campuchia”. Hai bên đang tin cậy lẫn nhau, vợ Hun Sen là gốc Hoa, vợ phó thủ tướng Sok An là gốc Hoa, quyền lực kinh tế của Hun Sen dựa trên một nhóm tài phiệt Hoa - Khmer thường có nhăng nhện thông gia với cấp cao của chế độ. Bây giờ, húp tiền cũng như húp cháo lú, húp vào quên hết quá khứ. Chuyện hôm qua cho nó qua, chuyện hôm nay chúng em là những đối tác ưu đăi của người bạn lớn.

Win-win! Hỏi người dân Phi châu ở những nước bị cấm vận, tham nhũng số một, độc tài số một, vơ vét số một, tàn phá môi trường số một, hỏi họ Trung Quốc có thành công không, họ trả lời: thành công số một. Hỏi họ thế th́ họ có win không, họ trả lời: người khác win. Câu đó, tôi chỉ chép lại từ sách vở đứng đắn.[34]

Di dân, văn hóa, sức mạnh mềm

Các anh chị thân mến, tôi đă nhắc lui nhắc tới nhiều lần, bây giờ xin nhắc thêm lần nữa: di dân kiểu mới là một bộ phận của “sức mạnh mềm”. Chỉ mới vài năm thôi mà ngày nay khái niệm ấy đă đi vào ngữ ngôn rộng răi, lại đă được Bắc Kinh chính thức tiếp thu, chính thức bàn luận, chính thức đưa vào thực tế. Họ bàn luận với nhau: đâu là cái lơi của sức mạnh mềm? Lănh đạo khuyến khích giới học thuật góp ư, và giới học thuật hồ hởi góp ư. Hai trường phái hẳn hoi - chứ không phải một - tranh căi nhau, một bên cho rằng cái lơi ấy là văn hóa, bên kia th́ nói đó là chính trị. Lănh đạo nghe ư kiến đôi bên, rồi quyết: cái lơi ấy là văn hóa, “văn hóa nhuyễn thực lực”.

Trong một bài diễn văn nội bộ đọc vào tháng giêng 2006 trước một nhóm chóp bu về ngoại giao - “trung ương ngoại sự công tác lănh đạo tiểu tổ” - Hồ Cẩm Đào tuyên bố: “Việc phát huy vị thế và nhân rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế phải được biểu lộ bằng cả hai sức mạnh cứng, gồm kinh tế, khoa học, công nghệ, quân sự, và sức mạnh mềm như là văn hóa”.[35] Sau đó, tại đại hội đảng lần thứ 17, họp vào tháng 10 năm 2007, ông nói rơ thêm: “Văn hóa càng ngày càng trở thành một nguồn quan trọng của đoàn kết dân tộc và của sức sáng tạo, và một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh về toàn thể lực lượng quốc gia”.[36] Cái sức mạnh mềm văn hóa ấy, cái wenhua ruan shili  ấy, ông nói, Trung Quốc phải phát huy.

Lệnh ban ra, pháo bông văn hóa Trung Quốc nổ rực trên khắp bầu trời thế giới: hơn 40 Viện Khổng Tử được dựng lên khắp nước Mỹ, 260 Viện trên 75 nước khác, nào “Năm Trung Quốc”, nào “Tuần Văn Hóa Trung Quốc”, nào “Thành Phố Huynh Đệ”, nào lễ hội, nào trao đổi sinh viên, nào học bổng, dạy Hoa ngữ, phim, ảnh, sách, nhạc, triển lăm lịch sử, biểu diễn vơ thuật, nào tiền bạc tài trợ - ngân sách dành cho hoạt động văn hóa năm 2006 tăng 23,9%  so với năm 2005, đạt đến mức 12,3 tỷ nhân dân tệ tương đương với khoảng gần 2 tỷ đô la Mỹ vào thời giá lúc đó - khắp nơi, từ Nam Mỹ đến Trung Đông, Phi châu, chương tŕnh khuếch trương văn hóa 5 năm, biểu quyết năm 2006, thắp sáng văn hóa Trung Quốc trên hoàn vũ. Chương tŕnh 5 năm ấy dành nguyên một chương cho chiến lược “bung ra toàn cầu”, khuyến khích báo chí, truyền thông, xí nghiệp văn hóa “khuếch đại thông tin, b́nh luận về văn hóa và ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc trên quốc tế”, bởi v́ sức mạnh mềm nơi văn hóa của một nước không phải chỉ tùy thuộc vào sức hấp dẫn mà thôi, mà c̣n ở chỗ “có hay không được hậu thuẫn bằng những phương pháp và khả năng tuyên truyền mạnh mẽ”.[37]

Trung Đông, Nam Mỹ, Phi châu đều có tôn giáo riêng, tập tục riêng của họ, văn hóa Trung Quốc có truyền vào cũng chỉ trang điểm phấn son cho dung mạo kinh tế, chính trị, quân sự hoặc đeo đôi găng nhung lụa cho hai bàn tay vơ vét năng lượng, ḅn rút mỏ dầu. Trái lại, đối với các nước kề cận, hoặc đă chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc từ bao nhiêu đời, hoặc đang chứa một số lượng người Trung Quốc quá đông, câu chuyện sẽ khác: sức mạnh mềm văn hóa ấy mềm như con tằm đang hẩu xực lá dâu. Cả hai tầng lớp trong xă hội đều bú mớm thứ văn hóa ấy: tầng lớp “thượng lưu”, trẻ, có học, bú phim ảnh, sách báo, ngôn ngữ, trường học; tầng lớp quần chúng nhuộm dần dần cái đầu để chung đụng hàng ngày trong những “xóm mới” càng ngày càng biến thành xóm Hoa. Sức mạnh? Chiến tranh? Đâu cần! Súng chưa kịp nổ, dân đă mất rồi.

Và như vậy, tôi trở lui với ông tác giả Barry Buzan thân mến đă nói trong những trang đầu. Ông này bảo, các anh chị c̣n nhớ: an ninh ngày nay chủ yếu là an ninh xă hội và xă hội được định nghĩa là bản sắc. Bản sắc là ǵ? Ông nói: là văn hóa.

Tôi có thể chấm dứt ở đây nếu các anh chị không phản đối rằng tôi đă lạc đề, nói nhăng nói cuội đâu đâu, chờ măi chẳng thấy chữ nào động đến đề tài “Nh́n lại Việt Nam 2008” của Hội Thảo Hè năm 2009 này.* Nếu các anh chị phản đối như vậy th́ tôi đành xin phép gắng gượng đọc thêm vài câu thôi, vài câu tóm tắt sau đây trong một bài tường thuật đăng trên mạng Tuổi Trẻ và Lao Động ngày 16-4-2009 :

“Lao động phổ thông nước ngoài đổ vào Việt Nam. Hàng chục ngàn lao động nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam nhưng chưa được cấp phép lao động. Phần lớn trong số họ đều là lao động phổ thông, không có tay nghề. Ngoài những công việc làm ôsin, buôn bán nhỏ, đông nhất trong số họ là đi theo các nhà thầu, phần lớn là nhà thầu Trung Quốc. Nhiều nơi như ở công tŕnh khai thác bôxit ở Tân Rai (Bảo Lộc, Lâm Đồng), nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, nhà máy nhiệt điện than Hải Pḥng, công tŕnh khí-điện-đạm Cà Mau… số lao động Trung Quốc luôn áp đảo lao động trong nước, với số lượng mỗi nơi từ 700 đến trên 2000 người/công tŕnh”.

Bài tường thuật khá dài, xin anh chị đọc và nghiên cứu thêm trong phần phụ lục; đọc ở đây, với cái kiểu nghiên cứu trữ t́nh này của tôi, e chúng ta sẽ thành những Giang châu tư mă tuốt.

 

* Bài này được đọc tại Hội thảo Hè (2009) “Nh́n lại Việt Nam 2008”, tại Paris

  Cao Huy Thuần

Giáo sư Emeritus, Đại học Picardie (Pháp)

Phụ Lục

1. “Lao động phổ thông nước ngoài đổ vào Việt 

Nam” (Tuổi Trẻ)

http://www.google.fr/search?hl=fr&q=lao+%C4%91%E1%BB%99ng+ph%E1%BB%95

2. “Chinese labor straining neighborly ties”

 http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/KG11Ae01.html

3. Tóm tắt và b́nh luận bài báo trong Asia Times của đài BBC:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/07/090710_chineseworkers.shtml

Chú thích

[1] Ole Waever, Barry Buzan, Mortel Kelstrup & Pierre Lemaitre: Identity, Migration and the New Security

Agenda in Europe, London, Pinter, 1993, tr. 21.

[2] Như trên, tr. 6.

[3] Như trên, tr. 23.

[4] Joshua Kurlantzick, Charm Offensive. How China's Soft Power is transforming the World, Yale

University Press, 2007, trang 104. Có thể đọc trên mạng:

http://books.google.fr/books?id=RXtJw1OHDTIC&dq

[5] Le Monde 7-8-2009.

[6] Chinese Soft Power and It's Implications for the United States, Center for Strategic and International Studies,

Washington DC, 2009, trang 47.

[7] như trên, trang 99.

[8] Như trên, trang 30.

[9] Con số 23 triệu là do Sở thống kê quốc gia đưa ra. Con số này chưa tính đến số nông dân đă mất

việc làm ở thành phố từ tháng

12-2008. Xem Le Monde 29-7-2009 (bài “Le lynchage d'un cadre, symtôme d'une économie

chinoise malade”).

Có chỗ nói con số đó là 26 triệu (Le Monde 16-4-2009, mục Entretien, trang 18).

[10] Như trên (chú thích 8 và 9) trang 74.

[11]Kurlantzick, đă dẫn, trang 106.

[12] Marie-Béatrice Baudet et Laetitia Clavreul, Les terres agricoles, de plus en plus convoitées,

Le Monde 15-4-2009.

[13]Le Monde 21-4-2009 (bài viết nhan đề: “Après une offensive secrète au Kazakhstan,

la Chine lorgne les terres russes inexploitées”).

[14]Bộ Ngoại Giao Trung Quốc 

http://www.fmprc.gov.cn/eng/zxxx/t558306.htm hoặc: http://in.chineseembassy.org/eng/zgbd/t558306.htm

[15] Bertil Lintner, China Ascendant, Part 1, Global Politician,

29-4-2008. http://www.globalpolitician.com/24617-china

[16] Kurtlantzick, trang 105.

[17] Bertil Lintner, đă dẫn.

[18]Kurtlantzick, trang 105-106.

[19] Le Monde đă dẫn, 19-12-2008.

[20] Bronson Percival, The Dragon Looks South. China and Southeast Asia in the New Century,

Greenwood Publishing Group. 2007, trang 40. Có thể đọc trên mạng:

http://books.google.fr/books?id=ihCCU-2EQHIC&dq=bronsonw

[21] Min Lwin, The Chinese Road to Mandalay, The Irrawaddy, march-april 2009, vol. 17. n° 2.

[22] Như trên.

[23] Laurent Amelot: La compétition énergétique indo-chinoise en Birmanie, Stratégique, n° 70-71.

Có thể đọc trên mạng:

www.strategiesinternational.com/19_11.pdf

[24]Zhuang guotu & Wang wangbo, Migration and Trade: The Role of Overseas Chinese and

Economic Relations between

 China and Southeast Asia - International Conference on “China's Future: Pitfalls,

Prospects and the Implications for

ASEAN and the World”, University of Malaysia, Institute of China Studies, 5-6 May 2009,

http://ccm.um.edu.my/umweb/ics/may2009/wangwb.pdf

[25]Bronson Percival, đă dẫn, trang 40.

[26] Zhuang  & Wang đă dẫn

[27] Guy Lubeigt, La nouvelle poussée chinoise en Birmanie: immigration traditionnelle ou stratégie de conquête,

http://www.reseau-asie.com/cgi-bin/prog/pform.cgi?langue=fr&Mcenter=colloque&TypeListe=showdoc&ID_document=240

[28]China's Cambodian Hegemony, The Diplomat, May-June 2009.

[29] Như trên.

[30]Như trên.

[31]Ces nouveaux migrants chinois d'Asie du Sud-Est, Le Monde 19-12-2008.

[32] Heike Baumüller, Can China Save Cambodia from the Global Economic Crisis?

Heinrich Böll Stiftung, 1-4-2009.

http://www.boell.de/wirtschaftsoziales/wirtschaft-6452.html

[33] China's Cambodian Hegemony, The Diplomat, May-June 2009.

[34]Chinese Soft Power… đă dẫn, trang 31.

[35]Như trên, trang 15-16.

[36] Như trên, trang 16

[37]Như trên, trang 16

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :