Đôi lời gởi hai ông đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường và Dương Công Tố

 

  Hoàng Lại Giang

 

Đăng bởi 450.anhbasam on 25/01/2010

Ngày 6 tháng 8 năm 2010, họp báo ở Hà Nội, ông Tường nói những  vấn đề mà dân Việt  Nam đang bức xúc bằng cái lối văn hết sức tế nhị rằng thời này hợp tác cùng làm ăn th́ phát triển… Đấu tranh th́ thất bại. Phải tôn trọng mười sáu chữ vàng. Đừng làm hỏng đại cục. Những vấn đề tranh chấp chưa chín muồi chờ cho chín muồi rồi hăy giải quyết….

Khác người thầy của ông một thời đă không úp mở: Dạy cho Việt Nam bài học! Ông Tường tỏ ra tôn trọng Việt Nam. Mọi việc được  ông phân tích lư giải khoa học, khách quan. Không ai thấy cái ư răn đe của ông. Không ai thấy cái khôn lỏi của ông ẩn khuất trong cái qui luật tất yếu: Đấu tranh th́ thất bại.

Hoàng Sa, Trường Sa Trung Quốc chiếm. Điều đó thuộc quá khứ, thuộc lịch sử. Khi nào điều kiện chín muồi th́ hăy bàn thảo. Bản thảo khi điều kiện chưa chín muồi chỉ có thất bại thôi. Ông không nói đ̣i mà ông nói đấu tranh. Ông không nói thua mà ông nói thất bại. Như bao nhiêu cuộc đ̣i đất, đ̣i nước khác. Kẻ mạnh bao giờ cũng dẫm lên xác của kẻ yếu mà đi tới!!!

Khi nói những ư này , ông Tường quên mất ông tổ Khổng Tử của ông đă từng dạy: Người quân tử không dạy cho người khác điều mà ḿnh không muốn.

Nếu ai đó chiếm đất chiếm đảo của Trung Quốc ,chắc ông Tường nói khác.

Ngày 15 tháng 1 năm 2010 tôi  được  đọc hồi kư của đại sứ Dương Công Tố (1) có tên “ Tang thương 90 năm – Hồi kư một đặc sứ ngoại giao” (2)

Chắc không ít người Trung Quốc và nước ngoài sẽ không hiểu sao dân Việt Nam hiếu chiến thế? “Mới vừa đánh xong giặc Mỹ thống nhất Nam Bắc đă quay 180 độ nhằm đúng Trung Quốc, rêu rao Trung Quốc đă trở thành nước thù địch phương Bắc lớn nhất của ḿnh. Quân đội Việt Nam không ngừng gây sự tại biên giới hai nước, gây ra xung đột, xâm chiếm lănh thổ Trung Quốc, đốt phá nhà cửa, khiến dân cư Trung Quốc không thể sản xuất b́nh thường mà tính mạng c̣n bị đe dọa” (3)….

Đúng là mới hôm qua nhân dân Việt Nam c̣n nhận sự giúp đỡ hết t́nh, hết nghĩa của Trung Quốc, vậy mà hôm nay !!! Thật là một dân tộc bạc t́nh, bội nghĩa!

Đọc hai ông đại sứ tôi thấy nước Tàu thật đại tài, dạy như thế nào mà đại sứ của họ đều trở thành những nhà ngoại giao nước lớn. Nói câu nào chết cứng câu nấy. Khó ai bảo Tường răn đe Việt Nam! Không ai bảo Tố là vu oan giá họa cho Việt Nam.

Chỉ có điều hai ông đại sứ không đọc sử Việt Nam. Truyền thống dân tộc Việt Nam là : “Ăn quả nhớ người trồng cây” là  “Uống nước nhớ nguồn”.

Trong lịch sử, Việt Nam cũng thế. Mỗi lần đánh đuổi xong giặc phương Bắc, triều đ́nh Việt Nam bao giờ cũng cử sứ thần mang triều cống qua cảm ơn cái sự “biết điều” lui binh của Thiên triều và xin mở đường ḥa hiếu lâu dài.

Suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của ḿnh, Việt Nam luôn hiểu thân phận ḿnh là một nước nhỏ đứng cạnh một nước khổng lồ. Làm sao mà dám gây chiến, mà dám gây hấn. Bao nhiêu tâm huyết dồn vào việc giữ nước cho yên lành đă là mừng lắm rồi, c̣n nói ǵ tới việc gây hấn, gây chiến, quấy rối Thiên triều.

Nhưng lịch sử dân tộc Việt Nam cũng cho thấy không bao giờ Việt Nam qú gối, khom lưng trước một ai, ngay cả đối với Thiên triều.

Thời Lư, Lư Thường Kiệt, trước quân Tống đă ngẩng cao đầu, hiên ngang, dơng dạc:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

……

C̣n Nguyễn Trăi th́ phân minh, rạch ṛi:

Từ Triệu Đinh Lư Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương (4)

Cha ông chúng tôi đă xác lập ngay từ đầu mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là mối quan hệ b́nh đẳng, không có quan hệ nước lớn, nước nhỏ, nói cách khác quan hệ giữa hai nước không thể, và măi măi không thể là mối quan hệ gia đ́nh chồng vợ, anh em. Và v́ vậy không thể cậy thế, cậy mạnh mà ức hiếp nhau….

Trong lịch sử quan hệ giữa hai nước, chỉ có Trung Quốc cậy mạnh mà thôn tính Việt Nam. Lịch sử ấy, hoàn cảnh xă hội địa chính trị ấy đă tạo cho người Việt Nam tinh thần cảnh giác cao độ.

Tống Thần Tôn một thời đă chiếm Quảng Nguyên của Việt Nam, trong đó có hai động: Vật Dương và Vật Ác. Vua Lư Nhân Tông sai binh bộ thị lang Lê Văn Thịnh sang Tống triều đ̣i bằng được. Người Việt Nam có câu tục ngữ hơi thô một chút : “ Để lâu cứt trâu hóa bùn”. Chậm, th́ Tống triều nhập ngay cái đất thổ hào cống nộp ấy vào đất Tống và giao cho người Tống khai phá, th́ chừng đó Việt Nam có đ̣i cũng không dễ.

Tới Minh Triều, người ta lại cho quân do thám vùng biên cương nước Việt. Lê Thánh Tông cho quân binh trừng phạt ngay. Người cho bắt tất cả bọn đi đo suối, đo khe và quậy phá dân ở biên ải Việt Nam về triều trừng trị rồi cử sứ thần sang Minh triều cảnh cáo. Có người e ngại. Nhà vua liền bảo: “Ta phải giữ cho cẩn thận, đừng để cho ai lấy một phân núi, một tấc  sông của Thái tổ để lại”.

Truyền thống của Việt Nam là cảnh giác chứ không phải bành trướng và xâm lược. Cho nên cái lối nói lấy được như đại sứ Dương Công Tố là nói điêu. Ở Việt Nam cái từ “ nói điêu” chỉ cách nói của bọn lăng loàn, đen nói trắng, không dựng thành có, cái nói của bọn “gái đĩ già mồm”.

Thời cận hiện đại cũng vậy. Pháp đem quân sang xâm lược Việt Nam. Cái cớ của xâm lăng là công giáo bị cấm đoán và cái sự đóng cửa cài then, không chịu bang giao của triều đ́nh nhà Nguyễn. Thời hiện đại, cha ông chúng tôi phải nhờ Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN anh em mới đánh đuổi được quân Pháp ra khỏi Việt Nam. Đấy cũng là thời kỳ thế giới phân cực thành hai phe : cộng sản và tư bản. Phe này là kẻ thù không đội trời chung của phe kia. V́ vậy Liên Xô và Trung Quốc cũng như các nước anh em nhận thức sâu sắc rằng giúp Việt Nam hồi ấy cũng là giúp chính ḿnh. Việt Nam trở thành tiền đồn. Và v́ vậy nhân dân Việt Nam phải hứng chịu một cuộc chiến tranh hủy diệt cực kỳ tàn bạo của phe tư bản đứng đầu là Mỹ. Ở chỗ này cần được cảm thông và cảm ơn hơn là kể công.

Do kinh nghiệm bị áp đặt ở hội nghị Geneve, ở hội nghị Paris những nhà lănh đạo Việt Nam bằng sự mẫn cảm của ḿnh thấy cần phải độc lập hơn trong tư duy và hành động. Mọi sự lệ thuộc đều phải trả giá.

Và hậu họa của độc lập tính đó là cuộc trả thù của Khơme Đỏ từ sau năm 1975. Chỗ dựa của Khơme Đỏ là ai, chắc cả thế giới đều biết. Tiếp đến là sự trả thù của chính Trung Quốc. Đặng Tiểu B́nh quyết “dạy cho Việt Nam bài học”! Đây là cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 mà ngài đại sứ Dương Công Tố qui chụp tội lỗi cho Việt Nam đấy!

Dẫu có phải trả giá như thế hoặc hơn thế th́ thế hệ chúng tôi cũng biết ơn cha anh một thời đă thoát ra khỏi mối quan hệ anh em mang tính áp đặt gia đ́nh như Tôn Quốc Tường dạy bảo ngày 6 tháng 1 năm 2010.

Trở về với tinh thần độc lập, tự chủ. Hơn ai hết Việt Nam nhận thức được giá trị của bài học lớn trong quá khứ, đấy là tính ảo tưởng. Mối quan hệ giữa nước này và nước kia không bao giờ là mối quan hệ Anh – Em, mối quan hệ Vợ – Chồng trong gia đ́nh. Quyền lợi dân tộc, đó là nguyên tắc của mối quan hệ giữa các quốc gia.

Bài học thứ hai Việt Nam rút ra được trong trường kỳ lịch sử là cảnh giác với nền độc lập dân tộc và phải biết ứng xử thích hợp ngay với kẻ thù như tổ tiên chúng tôi một thời giữ nước.

Cha anh chúng tôi quay 180 độ hướng về kẻ thù phương Bắc đấy là một phản ứng chính đáng và chính xác. Không thể Nhẫn hơn nữa khi nền độc lập vừa được giành lại với bao xương máu của nhân dân Việt Nam bị đe dọa.

Nhẫn hơn nữa là mất nước. Điều ấy với nhân dân Việt Nam là không thể được!

Là người cùng thời tôi hiểu điều đó hơn ông đại sứ.

 

Tp Hồ Chí Minh

Ngày 20 tháng 01 năm 2010

  Hoàng Lại Giang

 

(1) Đại sứ Việt Nam từ năm 1978

(2) Nhà xuất bản Nam Hải

(3) Bản dịch của Dương Danh Duy

(4) Bản dịch của Bùi Kỷ 

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :