Chúc Tết đồng bào

  Nguyễn Gia Kiểng

 

Nhân dịp năm mới tôi xin chúc toàn thể đồng bào trong và ngoài nước một năm Canh Dần an khang, hạnh phúc trong một nước Việt Nam tự do hơn, dân chủ hơn, tươi đẹp hơn và giàu mạnh hơn.

Đó là một lời chúc rất thành thực và lễ phép. Nhưng tôi chợt thấy phải có ngay một lời trần t́nh. Có thể nhiều người được chúc sẽ nổi giận: "anh là cái thớ ǵ mà chúc đồng bào? Bộ anh mắc bệnh điên tưởng ḿnh là tổng thống, tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng hả? Anh lố bịch vừa vừa thôi chứ!" Điều đáng buồn cho chúng ta chính là ở chỗ có nhiều người, không chừng là đa số, sẽ phản ứng như vậy. Nhưng chúc Tết có ǵ là cao ngạo? Anh em, bè bạn chúc Tết nhau, con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ chỉ là bổn phận và lễ giáo truyền thống của dân tộc. Vấn đề là chúng ta chỉ chúc những người thân quen hoặc những người phải chúc, và đồng bào là khối người chúng ta không quen và cũng không có bổn phận phải chúc. Phải chăng thái độ đúng đắn là phải coi đồng bào ḿnh như người xa lạ? Có thể c̣n có một lư do khác: chúng ta không quen chúc lành cho đồng bào và đất nước là v́ trong thâm tâm chúng ta không có ư định đó. Cho tới nay chỉ có những người cầm quyền mới được coi là có danh nghĩa và thẩm quyền để chúc Tết đồng bào và đất nước. Nhưng những người này không chúc thực ḷng, họ chúc Tết đồng bào chỉ v́ ở địa vị họ không lẽ không chúc. Họ chúc chiếu lệ, qua loa, giả dối. Điều họ thực sự mong muốn là được cầm quyền dài dài, c̣n tương lai đất nước và đồng bào ra sao là điều không quan trọng, nếu khá th́ càng hay, nếu không th́ cũng không sao, điều quan trọng là họ vẫn thống trị. Họ ở địa vị "được quyền chúc Tết đồng bào" chỉ v́ họ có bạo lực, và bạo lực này họ dùng để đàn áp những đồng bào không chấp nhận để họ đè đầu đè cổ. Thực ra họ c̣n không có tư cách bằng một người Việt Nam b́nh thường để chúc lành cho đồng bào và đất nước. Và đất nước như ngày hôm nay – nghĩa là bị chà đạp và bóc lột – chủ yếu v́ chúng ta, trong thâm tâm mỗi người, không chúc lành cho đồng bào và đất nước ḿnh.

Tôi xin đánh cuộc một điều. Có một việc nhỏ và rất dễ làm, bất cứ ai cũng làm được, và nếu mọi người đều làm th́ đất nước sẽ khá lên ngay. Đó là trong mỗi dịp đầu năm, hay trong mỗi dịp mà ḿnh thấy có thể được, mỗi người bỏ ra một số tiền nhỏ (nếu nghèo th́ rủ nhau chung tiền) đăng báo chúc đồng bào hạnh phúc hơn, đất nước tự do và giàu mạnh hơn. Chắc chắn mọi tờ báo đều sẽ hoan nghênh.

Sau lời giải thích dài ḍng này, tôi lại xin có một lời thú nhận. Đó là thực ra lúc đầu tôi chỉ có ư định chúc riêng một số người, rồi th́nh ĺnh nhận ra cái ngu của ḿnh và tự hỏi tại sao lại phân biệt đối xử, tại sao lại chỉ chúc riêng những người này mà không chúc toàn thể đồng bào?

Những người đầu tiên mà tôi muốn gửi lời chúc là khối ba triệu đảng viên cộng sản.

Không phải v́ tôi có một cảm t́nh đặc biệt nào đối với họ, mà v́ họ đang đứng trước một chọn lựa lớn cho đảng của họ, cho đất nước, và cho chính bản thân họ. Tôi chúc họ sức khỏe, an khang, hạnh phúc. Nhưng tôi cũng chúc họ những điều họ đang rất cần: dũng cảm và sáng suốt. Họ đang ở thời điểm nghiêm trọng của giai đoạn chuẩn bị cho đại hội đảng lần thứ 11, một đại hội rất khác với tất cả mọi đại hội đảng trước đây. Nó đ̣i hỏi những thay đổi lớn về các định hướng trong một thế giới đang bị bắt buộc phải xét lại tất cả một cách triệt để. Quan trọng không kém, nó cũng là đại hội chuyển giao thế hệ toàn bộ, có thể nói là chuyển giao thời đại. Những người có ít nhiều công lao và vai tṛ trong cuộc chiến đưa đến thắng lợi của đảng cộng sản sẽ ra đi hết. Không c̣n ai ở lại, dù chỉ là để đứng trong hậu trường đỡ đầu cho những người cầm quyền. Các cấp lănh đạo xuất phát từ đại hội 11, những người đă được biết đến từ lâu nhưng chưa hề chứng tỏ một nhân cách, một tầm nh́n hay một sự hiểu biết nào và cũng không có thành tích nào đáng nói, sẽ không thể có một sự chính đáng nào không những đối với nhân dân mà ngay cả trong nội bộ đảng. Họ sẽ không có một tư cách nào để lănh đạo đất nước đă đành nhưng họ cũng sẽ không có ngay cả uy tín tối thiểu để giữ cho đảng khỏi tan vỡ thành những phe phái đấu đá lẫn nhau. Họ sẽ không thể nào duy tŕ được chế độ này. Hy vọng duy nhất của họ là tự cho ḿnh sứ mạng của những con người cần có cho một cuộc chuyển hóa phải có về dân chủ. Nếu thực sự dám chọn lựa sứ mạng này th́ họ có thể được ủng hộ mạnh mẽ và không những thoát hiểm mà c̣n giành được chỗ đứng vinh quang trong ḷng dân tộc và trong lịch sử. Họ phải quyết định nội trong năm nay, sau đó sẽ quá trễ v́ một quyết định duy tŕ chế độ toàn trị sẽ là một lời tuyên chiến với dân tộc, sau đó đảng cộng sản sẽ không thể ḥa giải với nhân dân Việt Nam được nữa.

Vào lúc này mọi dấu hiệu cho thấy là những người đang lănh đạo đảng cộng sản từ chối mọi thay đổi. Họ kiên tŕ chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất định giữ nguyên vai tṛ lănh đạo độc quyền của đảng. Họ c̣n gia tăng đàn áp. Họ đang chọn con đường tự sát v́ không thể nào duy tŕ chế độ độc tài toàn trị với những người lănh đạo vừa mờ nhạt vừa không chính đáng.

Đây là lúc khối ba triệu đảng viên cộng sản phải tự đặt cho ḿnh những câu hỏi lớn và nghiêm trọng. Đất nước đă quá tụt hậu so với thế giới, chúng ta không có một công nghiệp tiên tiến nào mà chỉ có những hoạt động gia công quần áo, giày dép, đóng bao b́, nông phẩm, hải sản. Các trường đại học của ta xuống cấp và thua kém quá đáng, không chuẩn bị được cho thanh niên Việt Nam tranh đua với thế giới. Đảng cộng sản đang chuẩn bị cho đất nước chỗ đứng nào và tương lai nào? Môi trường của chúng ta đă bị tàn phá tới mức nước và không khí cũng không c̣n an toàn; rừng bị tàn phá hết ngoại trừ một vài khu đặc dụng cho nên hạn hán và lụt lội kế tiếp nhau. T́nh trạng này có thể tiếp tục được không? Một thiểu số đang hàng ngày khoe khoang sự giàu có một cách xấc xược trong khi đại đa số nhân dân thiếu thốn, một phần đáng kể thiếu cả quần áo, thực phẩm và thuốc men. T́nh trạng này có thể chấp nhận được không, nhất là khi người ta hiểu rằng phong trào cộng sản thế giới và các đảng cộng sản đă ra đời, đă đổ nhiều máu và làm đổ nhiều máu nhân danh công bằng xă hội? Như vậy th́ chế độ này có lư do ǵ để phải kiên tŕ giữ nguyên? Phải chăng là để bảo vệ lănh thổ và lănh hải? Nhưng có bảo vệ thực không? Và sự thần phục Trung Quốc có lợi ǵ cho Việt Nam? Chúng ta học hỏi được ǵ ở Trung Quốc hơn là với các nước dân chủ phương Tây?

Quan trọng hơn nữa họ phải tự hỏi trong suốt lịch sử của phong trào cộng sản thế giới đă có một đảng cộng sản nào thắng một cuộc bầu cử lương thiện nào chưa và đă có một chế độ cộng sản nào đem lại phồn vinh cho một dân tộc nào chưa? Như vậy th́ chủ nghĩa Mác-Lênin có lư do ǵ để giữ lại? Vả lại c̣n ai thực sự tin ở chủ nghĩa này?

Và Đảng Cộng Sản Việt Nam c̣n có công dụng ǵ? Ngày nay mọi người Việt Nam đều muốn dân chủ và đều biết là phải dân chủ hóa. Đại bộ phận đảng viên cộng sản cũng không khác. Tất cả mọi người cộng sản, kể cả các cấp lănh đạo, trong thâm tâm đều biết rằng chủ nghĩa Mác-Lênin là một sai lầm đẫm máu và cũng đều biết là phải thay đổi, thế nhưng đảng lại không dám thay đổi và vẫn chỉ biết nhắc lại một cách nhàm chán khẩu hiệu kiên tŕ chủ nghĩa Mác-Lênin. B́nh thường th́ tổ chức là môi trường của sự thay đổi, khiến người ta tự tin hơn, mạnh bạo hơn để thực hiện ư chí chung. Thực tế hiện nay là đảng cộng sản đă trở thành một chướng ngại cho những thay đổi mà mọi người đều thấy là cần thiết, nó khiến các đảng viên trở thành nhu nhược và sợ sệt, nó trói buộc mọi người trong sự bất lực và trong một t́nh trạng quái đản là mọi người đều nghĩ như nhau nhưng đều phải nói điều ngược lại. Vả lại nó có c̣n là một chính đảng đúng nghĩa nữa hay không hay chỉ c̣n là một giai cấp đặc quyền đặc lợi chống lại sự thay đổi để duy tŕ những quyền lợi bất chính?

Nhưng duy tŕ được bao lâu? Không ai có thể nói là ư chí đấu tranh của dân tộc Việt Nam hiện đang rất mạnh. Có thể nói là nó rất yếu. Nhưng sự thực của muôn đời vẫn là không ǵ mạnh hơn một ư kiến đă chín muồi và cũng không một chế độ nào đi ngược với mong muốn của người dân mà có thể tồn tại, tất cả chỉ là một vấn đề thời gian. Thời gian này không thể dài trong thế giới toàn cầu hóa dồn dập thay đổi này. Có thể có những người nghĩ rằng chế độ dù có đổ cũng c̣n lâu, bằng chứng là nó đă kéo dài trong ba mươi lăm năm qua. Nhưng nếu có những trường hợp mà một bằng chứng đưa ra chỉ chứng minh điều ngược lại với điều người ta tưởng nó chứng minh th́ chính là lúc này. Chế độ này phải thay đổi v́ sự vô lư đă kéo dài quá lâu. Hiện tượng tức nước vỡ bờ có thể xẩy tới một cách rất đột ngột.

Và nếu giả thử chế độ cộng sản sụp đổ trong sự phẫn nộ của toàn dân th́ cái ǵ sẽ xẩy ra? Các cấp lănh đạo cộng sản chắc là sẽ không gặp hiểm nguy nào. Sẽ chẳng làm ǵ có những vụ án chính trị và những trại tập trung cải tạo; chế độ dân chủ tương lai chỉ có thể là một chế độ ḥa giải và ḥa hợp dân tộc. Vả lại phần lớn các cấp lănh đạo cộng sản đă có sẵn tài sản ở nước ngoài và cũng không thiếu những nước, như Trung Quốc chẳng hạn, sẵn sàng tiếp nhận họ để họ sống cuộc sống lưu vong nhung lụa. Nhưng đa số các đảng viên cộng sản sẽ phải tiếp tục sống tại Việt Nam, chịu đựng cái nh́n trách móc và rẻ rúng của nhân dân Việt Nam và với sự bẽ bàng trong chính ḷng ḿnh là đă làm công cụ cho một chính quyền cướp bóc. Trừ khi chính họ cũng là những tác nhân của cuộc chuyển hoá về dân chủ.

Đa số đảng viên cộng sản cũng hiểu tính bắt buộc của cuộc chuyển hóa này và mong muốn nó diễn ra một cách nhanh chóng. Họ cần dũng cảm và sáng suốt. Dũng cảm để nói lên một cách thẳng thắn nguyện vọng của ḿnh và để áp đặt sự thay đổi cần có. Trong lúc này nhút nhát là thái độ nguy hiểm nhất. Sáng suốt để hiểu phải hành động như thế nào để áp đặt sự thay đổi. Sai lầm to lớn nhất hiện nay của các đảng viên cộng sản (và của một số không nhỏ trí thức Việt Nam) là cho rằng có thể thay đổi bằng cách phục tùng guồng máy và thay đổi nó từ bên trong. Chọn lựa thực dụng này rất tiện nghi nhưng rất sai nếu ta chịu bỏ ra một chút th́ giờ nghiên cứu và suy nghĩ. Thực tế là ḥa nhập vào một guồng máy xấu người ta sẽ bị tiêu hoá trong guồng máy và đánh mất chính ḿnh để rồi trở thành xấu chứ không thay đổi được nó. Khoa sinh vật học tŕnh bày sự tiến hóa của các chủng loại, kể cả tiến hóa từ vượn lên người, như sau: trong một thiểu số t́nh cờ xuất hiện một sự thay đổi khác thường; có hai trường hợp xẩy ra; một là thiểu số này ḥa nhập với tập thể cũ và sự khác lạ nhỏ bé lúc ban đầu bị tan biến; hai là thiểu số này không ḥa nhập với tập thể cũ, sự khác biệt được giữ nguyên và tiếp tục gia tăng, sau cùng một chủng loại mới thành h́nh, khác với chủng loại cũ. Điều kiện cốt lơi là thiểu số "đổi mới" phải tự cô lập để không ḥa nhập với tập thể cũ, để giữ nguyên cái mới của ḿnh. Nếu không mầm mống thay đổi sẽ bị triệt tiêu, và vượn vẫn là vượn chứ không thành người. Trong khoa học xă hội các nhà nghiên cứu cũng đều đồng ư là mọi thay đổi có chủ ư đều diễn ra theo một tiến tŕnh tương tự: một thiểu số nhận ra sự bế tắc của tập thể ḿnh và muốn khai thông. Họ khẳng định sự khác biệt đó, chấp nhận bị cô lập và cương quyết không chấp nhận luật chơi cũ, họ cũng ư thức được quán lực của guồng máy và kết hợp với nhau để có sức mạnh áp đặt sự thay đổi. Mặc dù thiện chí muốn cứu văn tập thể họ có thể phải trả những giá rất đắt; họ có thể bị trù dập, bị khai trừ, bị trừng trị; nhưng họ cũng có thể ngày càng lôi kéo được đông đảo thành viên hưởng ứng đường lối của ḿnh, cuối cùng đủ mạnh để thắng thế lực thủ cựu và áp đặt sự thay đổi.

Đến đây cần nhấn mạnh một điều để tránh hiểu lầm. Khẳng định lập trường đổi mới và liên kết với nhau để có sức mạnh không nhất thiết là phải tách ra khỏi đảng để thành lập một tổ chức mới. Trái lại đấu tranh trong nội bộ tổ chức có hiệu quả hơn nhiều v́ tiếng nói đổi mới được tiếp nhận như một tiếng nói thân thiện trong khi những tiếng nói từ bên ngoài hay của những người đă ly khai dễ bị coi như những tiếng nói thù địch. Việc trả thẻ đảng chỉ có ư nghĩa nếu nó có tác dụng tạo ra nơi một số đông đảo đảng viên ư thức về t́nh trạng bế tắc nghiêm trọng, như thế nó phải công khai và phải gây được tiếng vang; đàng nào th́ nó cũng phải được coi như một giải pháp bất đắc dĩ. Những người muốn thay đổi trong nội bộ đảng cộng sản hiện nay rất đông đảo, có thể là đa số.  Xin chúc họ dũng cảm để khẳng định lập trường và cũng xin chúc họ sáng suốt để đấu tranh đúng phương pháp, nghĩa là không nhượng bộ, khẳng định mạnh mẽ lập trường dân chủ và kết hợp với nhau để có sức mạnh.

Và để tăng thêm quyết tâm của những người cộng sản muốn đổi mới về dân chủ, tôi mong họ tự đặt ra cho ḿnh ít nhất hai câu hỏi trên hai vấn nạn của đất nước mà mọi người, kể cả các cấp lănh đạo cộng sản, đều đă lên tiếng báo động.

Một là, chúng ta đang tụt hậu một cách bi đát trong một thế giới đă dứt khoát bước vào kỷ nguyên tri thức trong đó ư kiến và sáng kiến là tất cả và sẽ quyết định chỗ đứng và sự vinh nhục của các dân tộc; nhưng ư kiến và sáng kiến có thể nào nẩy sinh và phát triển trong một môi trường bưng bít và cấm đoán hay không? Tự hỏi như vậy họ sẽ nhận ra là ư kiến và sáng kiến là những yếu tố chỉ nảy sinh và phát triển nơi những con người tự do, trong một xă hội dân chủ.

Hai là, trong lịch sử của mọi dân tộc đă bao giờ có trường hợp một chính quyền tham nhũng tự cải tiến để hết tham nhũng chưa? Chỉ cần quan sát họ sẽ thấy là không thể có và giải pháp duy nhất cho một chính quyền tham nhũng chỉ là thay thế nó bằng một chính quyền khác. (Đảng cộng sản vẫn có thể tiếp tục cầm quyền với điều kiện nó phải là một đảng hoàn toàn đổi mới về cả đường hướng lẫn lănh đạo).

“Đa số đảng viên cộng sản cũng hiểu tính bắt buộc của cuộc chuyển hóa này và mong muốn nó diễn ra một cách nhanh chóng. Họ cần dũng cảm và sáng suốt.”

Lớp người thứ hai mà tôi muốn chúc là thành phần trí thức.

Tôi định nói "thành phần trí thức dân chủ" nhưng rồi thôi, bởi v́ ít ra t́nh h́nh cũng đă khả quan trên một điểm: mọi người trí thức đúng nghĩa hôm nay đều là những người dân chủ. Có những người chọn con đường hợp tác, có những người chọn thái độ đối lập trực diện, cũng có những người chùm chăn, nhưng trong thâm tâm họ đều là những người dân chủ. Tôi cũng chúc họ dũng cảm và sáng suốt như khối ba triệu đảng viên cộng sản nhưng một cách hơi khác. Có lẽ họ không cần chấp nhận nhiều thử thách và mất mát để khẳng định lập trường dân chủ của ḿnh như những người đấu tranh dân chủ hóa trong nội bộ đảng cộng sản nhưng họ cần một sự dũng cảm khác. Đó là đừng quá trông đợi ở những áp lực từ bên ngoài, dù là các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền hay dư luận thế giới.  Đó là dám tin tưởng rằng Việt Nam sẽ có dân chủ và dân chủ sẽ đến chủ yếu do sự phấn đấu của chính người Việt Nam. Đó là đừng quên rằng dân chủ và tự do là những giá trị quá quí báu để có thể tự nhiên mà tới hay được ban phát, mọi dân tộc đều phải đấu tranh cam go để có tự do và dân chủ, và cuối cùng th́ mọi dân tộc đều xứng đáng với chính quyền mà ḿnh đang có. Tôi cũng chúc họ dũng cảm để kiên tŕ bởi v́ trong lúc này h́nh như những người bỏ cuộc có vẻ đông đảo hơn những người nhập cuộc vận động dân chủ.

Quan trọng hơn tôi chúc họ sự sáng suốt. Dù muốn hay không trí thức trong mọi xă hội và trong mọi thời đại đều có vai tṛ lănh đạo. Họ không thể từ chối vai tṛ này. Quần chúng trong mọi quốc gia không khác nhau bao nhiêu. Các dân tộc khác nhau ở tầng lớp trí thức. Tại sao chủ nghĩa cộng sản lại có thể được du nhập vào nước ta năm 1945, bẩy mươi lăm (75) năm sau khi nó đă bị phủ nhận tại đại hội Gotha năm 1870 tại Châu Âu, quê hương của nó và tại chính trung tâm của nó, nước Đức, và sau khi nó đă gây ra những thảm kịch kinh khủng tại Nga? Và tại sao nó lại được những trí thức Việt Nam rất lỗi lạc ủng hộ để toàn thắng ngày 30-4-1975, hơn một thế kỷ sau? Đó là v́ chúng ta không có tư tưởng chính trị. Và chúng ta không có tư tưởng chính trị bởi v́ trí thức của chúng ta quá kém. Đó là những trí thức học chứ không phải những trí thức nghĩ, và cũng chỉ học để lấy bằng chứ không phải học để hiểu biết.

Nhưng câu hỏi bi đát hơn và đ̣i hỏi nhiều sáng suốt nhất để trả lời là tại sao sau ba mươi lăm năm dưới một chế độ bạo ngược đă thất bại trên mọi phương diện và trong mọi địa hạt chúng ta vẫn chưa có nổi một đối lập dân chủ có tầm vóc? Đó là v́ chúng ta không biết phải đấu tranh như thế nào. Nhiều người nghĩ rằng ḿnh đấu tranh nhưng thực ra chỉ phá đám.

Một cách ngây thơ chúng ta tin rằng có thể thay đổi bằng con đường phục tùng và hợp tác như đă tŕnh bày ở phần trên. Chúng ta tin những biến chuyển trên thế giới sẽ đem lại dân chủ cho Việt Nam, trong khi chỉ cần quan sát và suy nghĩ một chút chúng ta sẽ thấy rằng thời đại của những can thiệp từ bên ngoài nhằm thay đổi chế độ chính trị của một nước đă vĩnh viễn đi vào dĩ văng. Chúng ta tin rằng tham nhũng, bất công, ức hiếp, nghèo khổ sẽ khiến quần chúng nổi dậy trong khi mọi nghiên cứu cũng như mọi kinh nghiệm đều cho thấy rằng một quần chúng dù bị ức hiếp đến đâu, thậm chí bị dồn vào chỗ chết, cũng không bao giờ nổi dậy trừ khi có một tổ chức để lănh đạo họ và tổ chức này phải đủ mạnh để khiến họ tin rằng thắng lợi là chắc chắn. Quần chúng không lăng mạn. Và chúng ta cũng tin, và cố từ chối suy nghĩ thêm, rằng một tổ chức đấu tranh đổi đời có thể thành h́nh nhanh chóng và giành được thắng lợi trong một thời gian ngắn, trong khi mọi nghiên cứu cũng như kinh nghiệm lịch sử đều chứng tỏ một tổ chức như vậy chỉ có thể là thành quả của những cố gắng thông minh và kiên tŕ trong nhiều thập niên, và với điều kiện bắt buộc là đặt nền tảng trên một tư tưởng chính trị hoàn chỉnh. Đến bao giờ chúng ta mới bỏ được thói quen thành lập vội vă những tổ chức và liên minh lỏng lẻo, ô hợp mỗi khi thời cơ có vẻ thuận lợi để chỉ đóng góp gây hỗn loạn và làm lỡ cơ hội? Đọc nhiều bài của nhiều trí thức có tŕnh độ cao và theo dơi những việc họ làm đôi khi tôi bâng khuâng tự hỏi tại sao họ đọc sách báo nhiều như vậy mà lại không gặp vô số những nghiên cứu về đấu tranh chính trị, nhất là đây lại là những điểm mà tất cả các nhà nghiên cứu đều đồng ư? Phải chăng người Việt Nam không nghiên cứu phương thức hoạt động chính trị v́ cho rằng làm ǵ cũng phải học trừ làm chính trị? Có lẽ.

Quan trọng hơn tôi chúc họ sự sáng suốt. Dù muốn hay không trí thức trong mọi xă hội và trong mọi thời đại đều có vai tṛ lănh đạo.”

Và nếu chỉ được chúc một điều thôi cho trí thức Việt Nam th́ tôi chúc họ điều trị được bệnh nhân sĩ. Đó là bệnh nặng lắm và rất khó chữa của trí thức Việt Nam. Nó là di sản của hàng ngh́n năm dưới văn hóa Khổng Giáo. Nó là bệnh kẻ sĩ, cái tâm lư chờ thời để được làm bầy tôi cho các vua chúa. Thực tế là bệnh nô lệ. Nó khiến các nhân sĩ coi hoạt động chính trị như là những cố gắng để được làm quan, nghĩa t́m mọi cách để có danh tiếng với niềm tin rằng một khi đă được đời biết đến th́ có ngày sẽ được làm quan, danh tiếng càng lớn, chức quan càng cao. Với thời gian một biến chứng khác cũng nguy hiểm không kém xuất hiện và cũng trở thành một đặc tính của nhân sĩ: bệnh háo danh. Phương tiện trở thành cứu cánh. Danh thay v́ là phương tiện để làm quan trở thành điều tự nó được mơ ước. Bệnh nhân sĩ thể hiện rơ nét nhất và tệ hại nhất qua sự dị ứng với đấu tranh có tổ chức. Nó khiến người ta luôn luôn nh́n thấy vô số lư do để không tham gia tổ chức nào hay nếu đă tham gia th́ luôn luôn nh́n thấy nhiều lư do để bỏ tổ chức hơn là tiếp tục xây dựng tổ chức. Trí thức Việt Nam không chữa khỏi bệnh nhân sĩ th́ không thể nào giành được thắng lợi cho dân chủ bởi v́ đấu tranh thay đổi chế độ chính trị không bao giờ có thể là đấu tranh cá nhân cả. Nó bao giờ cũng chỉ có thể là đấu tranh có tổ chức. Bệnh nhân sĩ lan tràn lắm. Có nhiều người tôi rất quí mến và tưởng là lành mạnh nhưng rồi chua chát nhận ra là cũng mắc bệnh nhân sĩ, có khi ở mức độ khá cao.

Nhưng làm thế nào để chữa bệnh nhân sĩ? Chúng ta chưa chữa được có lẽ v́ chúng ta chẩn bệnh sai. Chúng ta thường cho rằng bệnh nhân sĩ là do "cái tôi" quá lớn. Nhận xét này rất sai. Ngược lại nó là do cái tôi quá bé. Sự bé nhỏ khiến người ta không có nổi cái nh́n lớn mà chỉ có những tham vọng cá nhân vụn vặt, và do đó không thấy nhu cầu kết hợp để có sức mạnh. Hoặc người ta sợ khi hoạt động trong tổ chức con người nhỏ bé của ḿnh sẽ lộ diện. Sự chẩn bệnh chính xác này rất cần thiết bởi v́ một người có thể bị phê phán, và trong thâm tâm cũng thừa nhận, là có cái tôi quá lớn mà không thấy cần phải thay đổi v́ có thể nghĩ cái tôi của ḿnh lớn bởi v́ chính ḿnh lớn thực. Nhiều người được chỉ phản đối qua loa khi bị đánh giá là nhân sĩ, cũng có những người tự nhận là nhân sĩ hoặc muốn được coi là nhân sĩ. Chỉ có ư thức rằng bệnh nhân sĩ có gốc gác từ sự thấp bé người ta mới thấy phải chữa chạy bằng mọi giá và coi sự kiện bị đánh giá là nhân sĩ là một xúc phạm không thể chấp nhận. Vậy th́ lời chúc của tôi cho trí thức Việt Nam là sự cao cả. Và dĩ nhiên xin bày tỏ ḷng kính mến sâu xa đối với những trí thức Việt Nam ít ỏi không mắc chứng bệnh tâm thần này.

“Trí thức Việt Nam không chữa khỏi bệnh nhân sĩ th́ không thể nào giành được thắng lợi cho dân chủ …”

Nhưng xin trở lại chúc Tết đồng bào, với tư cách của một đứa con rất tầm thường, chẳng ra ǵ và vô tích sự của dân tộc này. Xin chúc tất cả chúng ta niềm tin vào tương lai. Trong lúc này, với một chính quyền bạo ngược, một phong trào dân chủ ră rượi và một lớp trí thức bạc nhược, chúng ta cần niềm tin lắm. Nhưng tôi trộm nghĩ là chúng ta vẫn có những lư do xác đáng để tin. Thay đổi mà chúng ta mong muốn chắc chắn sẽ đến v́ một lư do giản dị là chế độ này không thể tiếp tục được nữa như đă tŕnh bày ở phần trên. Phong trào dân chủ thực ra cũng không ră rượi đâu, nó đang trải qua giai đoạn sàng lọc bắt buộc cần thiết và sẽ khởi sắc lành mạnh hơn. Chúng ta sẽ có dân chủ và dân chủ sẽ đến trong một tương lai gần chứ không xa. Đây là một niềm tin thực sự chứ không phải chỉ là một niềm tin duy ư chí. Kẻ viết bài này do hoàn cảnh của cuộc sống cũng đă có dịp quan sát khá nhiều dân tộc và thành thực nghĩ rằng chúng ta c̣n nhiều tiềm năng không kém nhiều dân tộc đă có dân chủ và đang ở một mức độ phát triển hơn hẳn chúng ta.

Chúng ta chúc nhau rằng dân chủ sẽ đến thật sớm v́ một ngày dùng dằng là một ngày mất đi, trong khi đất nước đă quá chậm trễ rồi.

Chúng ta chúc cuộc chuyển hóa về dân chủ diễn ra trong ḥa b́nh và trong t́nh anh em để chúng ta bắt đầu ngay cuộc chinh phục tương lai. Đất nước đă trải qua quá nhiều đổ vỡ rồi để có thể chấp nhận thêm những đổ vỡ mới.

Sau cùng, như một món quà Tết, cũng xin đưa một lư do để phấn đấu và chấp nhận những khó khăn của thực tại hôm nay. Từ trước đến nay lịch sử của chúng ta đă chỉ là sự kế tiếp nhau của những chế độ nô lệ. Các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm mà chúng ta tự hào xét cho cùng cũng chỉ là để đánh đổi một ách nô lệ ngoại bang lấy một một ách nô lệ bản xứ. Lần này, sau cuộc đấu tranh này chúng ta sẽ đi vào giai đoạn lịch sử thực sự mới, giai đoạn lịch sử thứ hai, giai đoạn của tự do, của đất nước Việt Nam tự do và những con người Việt Nam tự do, được kính trọng và thực sự làm chủ đất nước. Có tất cả mọi triển vọng là tuyệt đại đa số những người Việt Nam hôm nay sẽ được chứng kiến bước ngoặt vĩ đại nhất trong lịch sử này. Đó là biến cố mà các thế hệ mai sau sẽ không c̣n được dịp chứng kiến. Và họ nên sống thế nào để có quyền nghĩ rằng ḿnh đă đóng góp để lại di sản đó cho muôn đời con cháu.

 
 

  Nguyễn Gia Kiểng

 
 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :