Phong Uyên : Tác động tai hại của sự liên kết giữa Tư bản Cộng sản Trung Quốc và Tư bản Mỹ đối với Việt Nam 

 

 

  Phong Uyên

 

Hồi tháng Tư 2009, trong cuộc họp thượng đỉnh tài chính ở Londres sửa soạn cho Hội đàm G20 tháng 9-2009 ở Pittsburg, ông Robert Zoellick, chủ tịch Ngân hàng thế giới đưa ra nhận xét là ṇng cốt của kinh tế thế giới trong tương lai là sự liên minh kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc gọi là G2 chứ không phải là cái hỗn hợp G20. Nhà kinh tế tài chính nổi tiếng thế giới, Zacchary Karabell c̣n đặt tên cho cuốn sách mới ra đời của ḿnh là Siêu hợp nhất (Superfusion) để nói về sự gắn kết giữa Trung Quốc và Mỹ trong chủ đích cùng nhau ngự trị (condominium) kinh tế thế giới sau này.

Phải nói là sự liên kết giữa tư bản Mỹ và tư bản cộng sản Tàu nằm trong âm mưu của Hồ Cẩm Đào muốn cùng Mỹ làm bá chủ thị trường thế giới và được coi là hệ quả tất nhiên của chính sách tư bản kiểu Tàu gọi là Kinh tế thị trường XHCN Trung Quốc: Sản xuất với một giá thành rẻ mọi mặt hàng thực dụng để xuất khẩu và bán rẻ. Tôi xin nhắc lại là muốn sản xuất nhiều và rẻ, Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) lấy lại chính sách tư bản dă man Tây phương thế kỷ thứ XIX [1].

Ngoài ra để chinh phục lâu dài thị trường tiêu thụ thế giới, Hồ Cẩm Đào c̣n biết lấy lại phương sách khuynh loát thị trường của tư bản Mỹ sau Thế chiến thứ 2: Sau Thế chiến thứ 2, Mỹ lấy danh nghĩa giúp những nước bị chiến tranh tàn phá kể cả những nước thù địch cũ của ḿnh, tung đô la ra viện trợ để các nước này lấy tiền Mỹ mua đồ Mỹ, khiến mỗi ngày một thêm phụ thuộc vào hệ thống tài chính kinh tế chính trị Mỹ. Tư bản cộng sản Tàu sao lại y nguyên chính sách đó nhưng lấy thị trường tiêu thụ Mỹ làm đối tượng chính và lấy tiền bán đồ cho Mỹ "viện trợ" lại Mỹ, để như "tằm ăn rỗi":

- Trước hết, tràn ngập thị trường Mỹ hàng rẻ tiền của ḿnh: Sản phẩm bán cho Mỹ là những đồ gia dụng rẻ tiền nhưng thích hợp với túi tiền mọi người và một khi đă quen dùng th́ không thể bỏ được.

- Sau đó là "lấy gậy ông đập lưng ông": Tiền lợi nhuận bán đồ cho Mỹ đưa lại cho Mỹ vay để dân Mỹ có tiền tiếp tục mua đồ của ḿnh. Người dân Mỹ không mất mát ǵ cả v́ hết tiền mua đồ lại được người bán đồ sẵn sàng cho vay. Có khổ chỉ khổ dân Tàu cứ nai lưng ra làm đồ để các ông chủ cộng sản Tàu cứ tiếp tục bán đồ lấy tiền cho vay và làm giàu.

- Sau chót là duy tŕ tỉ giá thấp đồng nhân dân tệ (Yuan) và gắn chặt với đô la Mỹ: Chính sách tỉ giá của ĐCSTQ bóc lột thêm một lần nữa nhân dân Trung Quốc v́ đồng lương kiếm được không đáng là bao nếu tính ra tiền ngoại quốc, đồng thời người dân không thể mua những đồ nhập khẩu cần thiết được chẳng hạn như thuốc men, v́ giá quá cao.

Tiền đô la tích lũy được do bán đồ, tư bản cộng sản Tàu đưa lại cho Ngân khố Mỹ vay đă lên đến 1 ngàn tỉ đô la năm nay. Tư bản Mỹ và Tư bản Tàu liên kết với nhau đem một phần số tiền đó trở lại Tàu, lợi dụng nhân công rẻ và sự thiếu sót luật lệ lao động, kinh doanh, làm công xưởng tiếp tục bóc lột sức lao động của dân Tàu. Lấy thí dụ: Siêu thị Mỹ Wal Mart với sự đồng loă của chính quyền cộng sản, mặc sức bóc lột sức lao động của 10.000 thợ Tàu làm việc trong 5 công xưởng của ḿnh.

Kết quả là: Chưa bao giờ Tư bản phóng khoáng (libéralisme) Mỹ và Tư bản cộng sản Tàu lại gắn bó với nhau chặt chẽ như vậy: Một bên tha hồ tiêu thụ. Một bên tha hồ bán đồ.

Cuộc gặp gỡ Obama - Hồ Cẩm Đào vừa rồi ở Bắc Kinh chỉ là để chính thức hoá mối quan hệ tay đôi đó. Hồ Cẩm Đào khẳng định chính sách liên kết với Mỹ gồm 5 điều:

1. Tăng cường niềm tin giữa Trung Quốc và Mỹ.

2. Duy tŕ liên lạc gần gũi ở mọi cấp độ.

3. Củng cố chính sách tài chính và kinh tế vi mô.

4. Thúc đẩy hợp tác trong mọi lănh vực.

5. Cùng đối đầu thách thức toàn cầu và khu vực.

Gắn kết giữa Tư bản Mỹ và Tư bản Tàu có nhiều triển vọng bền vững lâu dài

Kinh doanh tư bản cần có ổn định chính trị và xă hội: Chế độ Cộng sản Tàu có thể bảo đảm cho tư bản Mỹ những điều kiện cần thiết đó không những ở Trung Quốc mà c̣n ở cả những vùng thuộc Trung Quốc hay dưới ảnh hưởng chính trị Trung Quốc như Miến Điện, Lào, Cambốt và Việt Nam.

- Không có một chế độ nào có nền móng vững chắc bằng chế độ CSTQ: 70 triệu đảng viên nắm toàn quyền lực trong tay gắn kết với 100 triệu người thuộc giai tầng đại gia và trung lưu thành thị nắm toàn quyền kinh tế. Dưới giai tầng này là 200 triệu người thuộc các thành phần tiểu thương, tiểu công nghệ hay làm nghiệp vụ ở các thị thành. Những thành phần này chỉ lo làm ăn với ước vọng sẽ mỗi ngày một khá giả để trở thành trung lưu. Tổng cộng cả thẩy chừng 400 triệu người, đa số gốc Hán và ở các thành thị, không bao giờ có ư định nổi loạn chống chính quyền.

- Tầng lớp bị bóc lột áp bức là 850 triệu nông dân và dân công cũng khó mà nổi loạn v́ sự kiểm sát khắt khe của công an, cường hào ác bá và chế độ hộ khẩu. Chênh lệch giàu nghèo thực là khủng khiếp: 10% dân giàu chiếm hữu 45% của cải của cả nước. 10% dân nghèo chia nhau 1,4% tổng sản lợi nội địa. Thành tích của chương tŕnh "xoá đói giảm nghèo" là "chỉ c̣n" chừng 100 triệu người được coi là nghèo nhất, nghĩa là sống với 75 đô la /năm ! Siđa tràn lan không phải v́ trụy lạc mà v́ người dân quê bị truyền nhiễm khi bán máu. Nguồn lợi tức của dân nghèo thôn quê là cứ 15 ngày được quyền bán máu một lần để có được 17 đô la nuôi cả gia đ́nh.

“Đường lối duy nhất để tránh khỏi sự ḱm kẹp về chính trị, quân sự, kinh tế và cô lập Việt Nam của Tàu là những người lănh đạo ĐCSVN phải làm sao "tự chuyển hoá", "tự diễn biến" tư duy, quên mọi lợi quyền để ư thức được là chỉ có một thế lực thù địch là Tàu và chỉ có sự đoàn kết thật sự giữa những người Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại …”

- Theo Tạp chí Forbes, gia tài của 4 trăm "đại gia" Trung Quốc đă tăng từ 173 tỉ đô la năm ngoái lên đến 314 tỉ đô la năm nay. Các đại gia này rủng rỉnh thêm 173 tỉ đô la chỉ trong ṿng một năm, tất nhiên là do bóc lột 850 triệu nongmin (nông dân), mingong (dân công). Số tỉ phú đô la cũng tăng từ 24 người (2007) đến 79 người năm 2008. Thử so sánh với thời cực thịnh nhất của tư bản Pháp chỉ có 200 gia đ́nh có nhiều cổ phần nhất trong ngân hàng mà đă bị phái tả bêu rếu cho đến tận bây giờ. Thành ngữ "200 gia đ́nh" (les 200 familles) vẫn nằm trong Từ điển Pháp tuy không c̣n lại một gia đ́nh nào cả. Sự khác biệt giàu nghèo giữa thành thị và thôn quê càng lớn bao nhiêu th́ giá nhân công càng rẻ và lợi nhuận càng nhiều bấy nhiêu.

Phần sản xuất các mặt hàng bán ra nước ngoài chiếm 65% Tổng sản lượng nội địa (GDP). Tiêu thụ của 1 tỉ 300 ngàn dân Tàu tụt từ 45% GDP năm 2007 xuống c̣n 35% năm 2008 chứng tỏ tăng trưởng chỉ là nhờ xuất cảng đồ, nghĩa là chỉ làm giàu cho người bán đồ chứ đại đa số dân Tàu rất là cơ cực, sống trong một môi trường đầy ô nhiễm v́ khí thải CO2 tiết ra từ than đá, năng lượng duy nhất trong công nghệ và trong đời sống hàng ngày. Nước Tàu sẽ không bao giờ có được một Marx, một Engels để có thể tiến tới một chế độ Dân Chủ- Xă Hội bảo đảm cho người thợ quyền đ̣i tăng lương và người dân một tối thiểu an sinh xă hội.

- Tư bản "trắng" Mỹ và Tư bản "đỏ" Tàu bổ túc cho nhau: Thị trường tiêu thụ Mỹ là 300 triệu dân có măi lực cao, tiêu thụ 70% GDP (142 ngàn tỉ đôla so với 45 ngàn tỉ GDP Tàu). Thị trường tiêu thụ Tàu là 200 triệu thành phần trung lưu thành thị và đảng viên tham nhũng, hám xài xe hơi, đồ điện tử, máy bay, khí cụ truyền thông, công nghệ cao cấp, văn hoá giáo dục Mỹ. Cả 2 bên đều căn cứ vào đô la trong mậu dịch với nhau và với quốc tế, dùng đô la mặc nhiên thay phiên nhau lũng đoạn kinh tế, chính trị thế giới.

- Triển vọng hợp tác với nhau về lâu về dài là phát triển công nghệ sạch nhằm chế ngự Kinh tế môi trường toàn cầu trong tương lai. Công nghệ sạch cần kim loại hiếm (terres rares) để sản xuất những đồ vật tạo hay sử dụng năng lượng sạch như b́nh điện xe hơi chạy bằng điện khí, động cơ gió (Éoliennes), đồ điện tử thế hệ mới như iPods, robots, vệ tinh điều khiển v.v... 95% nguồn kim loại hiếm trên thế giới lại nằm trong những vùng thuộc chủ quyền Trung Quốc như Nội Mông, Tân Cương. Tàu sẽ cung ứng cho Mỹ những nguyên liệu này để Mỹ nghiên cứu chế tạo những nguyên mẫu và những sản phẩm sạch đầu tay cho thị trường Mỹ. Sau đó công nghệ Tàu sẽ liên doanh với Mỹ để làm một số "sản phẩm sạch" xuất khẩu cùng chế ngự thị trường thế giới. Năng lượng dùng trong nước Tàu cũng vẫn chỉ là than đá tiếp tục gây ô nhiễm, gây tai nạn, phá hoại môi trường. Thay thế than đá hay biến chế than đá thành năng lượng sạch là điều có thể làm được ngay từ bây giờ nhưng tư bản cộng sản Tàu sẽ không làm v́ như vậy giá thành sản xuất đồ xuất khẩu sẽ lên cao và tăng trưởng do xuất khẩu sẽ xuống. Hội nghị Copenhague thất bại là v́ vậy: Không bao giờ Mỹ muốn bớt tiêu thụ để giảm khí thải CO2. Không bao giờ Tàu muốn hàng sản xuất tăng giá v́ phải bớt dùng năng lượng rẻ tiền và dễ khai thác nhất là than đá. Mỹ và Tàu có sự đồng ḷng ngầm với nhau để phá hội nghị thượng đỉnh Copenhague.

- Tàu c̣n biết lợi dụng t́nh cảm trong quan hệ với Obama nữa: Obama có người em khác mẹ Mark Ndesandjo lập nghiệp ở Thẩm Quyến từ 7 năm nay có vợ Tàu. Với óc thêu dệt của người Tàu, không chừng chỉ một ít lâu nữa Ban Tuyên truyền Trung Ương ĐCSTQ sẽ đưa ra bằng chứng Obama là ḍng dơi một trong 20 thuỷ thủ Trung Quốc trôi dạt vào bờ biển Kenya khi một chiếc tàu của Trịnh Hoà bị đắm!

Sự cấu kết giữa Tàu và Mỹ sẽ không tốt ǵ cho Việt Nam và sẽ gây rất nhiều khó khăn về kinh tế và chính trị cho Việt Nam

Chỉ cần nh́n lại lịch sử cách đây 55 năm: Mỹ, Tàu lấy Việt Nam làm con tốt để mặc cả với nhau ngay từ sau chiến tranh Cao Ly khi Chu Ân Lai và Foster Dulles đồng ư chia đôi Việt Nam năm 1954 tại Genève. Hội nghị Paris 73, Mỹ bỏ rơi miền Nam Việt Nam, không phải là muốn "tháo chạy" mà v́ giữa Mao Trạch Đông và Nixon đă có sự thoả thuận. Khờ me đỏ khiêu chiến Việt Nam cũng nằm trong âm mưu giữa Mỹ và Tàu để Đặng Tiểu B́nh năm 79 có cớ cho một "bài học". Năm 1974 Hải quân Tàu tiêu diêt hải đội VNCH v́ biết là Hạm đội 7 Mỹ sẽ án binh bất động.

Khi chia nhau khu vực Đông Nam Á để thực hiện điều khoản 5 của buổi họp mặt Obama- Hồ Cẩm Đào, Tàu và Mỹ cũng sẽ thoả thuận chia nhau các nước nằm trong ASEAN:

Mỹ sẽ vẫn chi phối những nước trước nay vẫn phụ thuộc ḿnh về chính trị và kinh tế như Thái Lan, Singapore, Mă Lai, Philippin, Indônêsia.

Việt Nam cũng như Miến Điện, Lào, Cambốt, tất nhiên là sẽ thuộc vùng ảnh hưởng Trung Quốc.

Hệ quả là, ngoài sự chi phối về chính trị, Tàu sẽ độc quyền tràn ngập thị trường tiêu thụ Việt Nam đồ rẻ tiền để bóp chết kinh tế, đồng thời sẽ tiếp tục phá hoại môi trường Việt Nam như đang làm với Bôxít. Tàu sẽ lần lần đem vào Việt Nam khâu chế biến những thành phẩm đầy hoá chất độc để biến Việt Nam thành băi rác của Tàu.

Đường lối duy nhất để tránh khỏi sự ḱm kẹp về chính trị, quân sự, kinh tế và cô lập Việt Nam của Tàu là những người lănh đạo ĐCSVN phải làm sao "tự chuyển hoá", "tự diễn biến" tư duy, quên mọi lợi quyền để ư thức được là chỉ có một thế lực thù địch là Tàu và chỉ có sự đoàn kết thật sự giữa những người Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại mới đưa được đất nước ra khỏi nanh vuốt Tàu. Muốn vậy phải thật sự chấp nhận:

1. Hoà hợp dân tộc: Thả những người trong nước bị ở tù, bị kết những tội tày trời như âm mưu lật đổ chế độ chỉ v́ muốn biểu lộ ḷng yêu nước phản đối Tàu hay chỉ muốn được quyền mở miệng. Những người này đă 3 đời sống trong ḷng chế độ cộng sản, trước nay chỉ biết có chế độ cộng sản, chỉ học thuộc ḷng những giáo điều chủ nghĩa Mác-Lênin; không thể nói là bị những thế lực phản động (từ đâu tới ?) xúi giục được. Chuyện đó c̣n không làm th́ nói chi chuyện "hoà giải dân tộc" với những người Việt hải ngoại!

2. Một h́nh thức dân chủ nội bộ theo nghĩa "một Quốc Hội nhiều thành phần": thí dụ như thành phần "Mặt trận Tổ Quốc", thành phần Đảng, thành phần những nhân vật có uy tín trong nước. Những thành phần này có thể đưa ra những đề nghị khác nhau bàn căi công khai và bỏ phiếu quyết định. Tàu đă làm, gọi là "Đảng nội dân chủ " với 2 phái Dân Tuư, Ưu Tuư. Người trong tương lai sẽ kế vị Hồ Cẩm Đào là Tập Cận B́nh đang nghiên cứu vứt bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin mà ai cũng biết chỉ là chủ nghĩa Stalinít không dính dáng ǵ tới Marx hay Lénine. Không có lẽ phải đợi đến ngày "sóc Hi Lạp" (aux calendes grecques) trong ĐCSVN mới nẩy sinh ra được một Đặng Tiểu B́nh hay một Hồ Cẩm Đào dám làm chuyện này?

  Phong Uyên

 

[1] Phong Uyên: "Trung Quốc hoàn thiện chủ nghĩa tư bản dă man thế kỷ thứ XIX". Thông Luận, 14/11/200

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :